Thống kê nông sản Xuất khẩu 5 mặt hàng nông sản bật tăng mạnh nhờ hỗ trợ của các FTA
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Xuất khẩu 5 mặt hàng nông sản bật tăng mạnh nhờ hỗ trợ của các FTA

Tác giả Thủy Chung, ngày đăng 13/05/2021

Cao su, gạo, thủy sản, rau quả, chè là 5 nhóm hàng xuất khẩu bật tăng mạnh dù dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới và Việt Nam.

5 mặt hàng nông sản "nhỏ mà có võ"

Theo Bộ Công Thương, so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu 5 mặt hàng nông sản đã bật tăng mạnh mẽ dù dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, gồm: Caosu, gạo, thủy sản, rau quả, chè.

Trong đó, xuất khẩu caosu tăng mạnh nhất trong nhóm hàng nông, thủy sản trong 4 tháng đầu năm 2021, với lượng xuất khẩu cao kỷ lục: 486 nghìn tấn, trị giá 818 triệu USD, tăng tới 79,6% về lượng và tăng 111,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Những mặt hàng xuất khẩu cũng tăng trưởng lạc quan là gạo: Tăng 29,9%, thủy sản: Tăng 6,1%, hàng rau quả: Tăng 9,5%, chè: Tăng 7,6%...

Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 4 năm 2021 ước đạt 380 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,35 tỉ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021 với 64,7% thị phần.

Khối lượng xuất khẩu chè 4 tháng đầu năm 2021 đạt 37 nghìn tấn và 60 triệu USD, tăng 1,6% về khối lượng và tăng 7,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Bộ Công Thương dự báo, xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo bởi nhu cầu lương thực, thực phẩm tại nhiều quốc gia tăng cao do ảnh hưởng đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch trong thị trường xuất khẩu giúp kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh.

Xuất khẩu gạo - cơ hội lớn trong bối cảnh COVID-19

Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, nhiều quốc gia đều có nhu cầu dự trữ lương thực, đặc biệt là gạo. Hiện nay, Ấn Độ đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dại dịch, thì cơ hội của Việt Nam về xuất khẩu gạo là rất lớn.

Sau 1 quý trầm lắng, xuất khẩu gạo đã bật tăng trở lại trong tháng 4.2021, với khối lượng đạt 700 nghìn tấn, trị giá 362 triệu USD, tăng 29,9% về lượng và tăng 24,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; đưa tổng khối lượng gạo xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,9 triệu tấn với giá trị 1,01 tỉ USD, tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết, đây là kết quả tương đối tích cực trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu những tháng đầu năm 2021 vẫn đang chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, khiến việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn, nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn, đồng thời dịch bệnh vẫn đang tiến triển phức tạp khiến nhiều quốc gia phải gia hạn lệnh phong tỏa, ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu tiêu thụ.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực. Tuy lượng giảm nhưng giá tăng cao và mang lại lợi ích cho người nông dân trồng lúa. Cùng với đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc và hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường xuất khẩu như EU, Hàn Quốc, Mỹ. Đây là một trong các yếu tố đã giúp nâng cao sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam.

Nhìn chung, mức giá xuất khẩu bình quân hiện nay đã đảm bảo cho người nông dân có lãi khi so sánh với giá thành xuất khẩu bình quân thóc kế hoạch vụ Đông Xuân 2020 - 2021.

"Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại với nhiều quốc gia, khu vực mang tầm chiến lược đã giúp thương hiệu gạo Việt Nam được biết đến nhiều hơn, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam dần được mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiêu dùng gạo cao cấp, gạo đặc sản với giá bán gạo cao hơn so với gạo trắng, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu cho gạo Việt Nam”- TS Nguyễn Quốc Toản nhận xét.


Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.
Thị trường lúa gạo ngày 12/5: Giá một số loại lúa tăng Thị trường lúa gạo ngày… Thị trường ngũ cốc thế giới ngày 11/05/2021: Giá ngô giảm gần 1% do 0lo ngại nguồn cung Thị trường ngũ cốc thế…