Thống kê nông sản Thị trường trái cây đa dạng hóa sản phẩm chế biến thay vì xuất khẩu trái cây tươi
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Thị trường trái cây đa dạng hóa sản phẩm chế biến thay vì xuất khẩu trái cây tươi

Tác giả Hương Nguyễn, ngày đăng 15/10/2019

Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGAP xoài Đồng Tháp đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu nên đầu ra ổn định. Đa dạng hóa sản phẩm chế biến thay vì chỉ xuất tươi trái cây được xem là giải pháp hiệu quả…

Theo nguồn tin từ Báo Nông nghiệp Việt Nam, xoài là một trong 5 ngành hàng được tỉnh Đồng Tháp chọn để tổ chức lại sản xuất theo Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp. Xoài Đồng Tháp xuất khẩu ngày một thuận lợi nhờ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe, truy xuất nguồn gốc. Hầu hết các hộ trồng xoài ở đây đều áp dụng kỹ thuật bao trái và nhiều nhà vườn đã tập mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Một xã viên Hợp tác xã xoài Mỹ Xương (Đồng Tháp) cho biết, gia đình sở hữu vườn xoài rộng 1,5 ha đang cho trái, theo tiêu chuẩn GlobalGAP đã giảm được khoảng 80% các loại phân thuốc hóa học.

Thông thường mỗi vụ phải tốn từ 8 - 10 lần phun thuốc bảo vệ thực vật mà sản lượng chỉ đạt từ 15 - 16 tấn/ha thì hiện tại, chỉ cần 1 - 2 lần thuốc nhưng sản lượng lại đạt đến 20 tấn/ha. Một lợi ích nữa là khi áp dụng kỹ thuật bao trái không bị côn trùng gây hại nên trái xoài rất đẹp và bán được giá cao. Xoài sản xuất theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn có giá cao hơn từ 10.000 - 15.000 đồng/kg và luôn hút hàng, trong khi xoài không đạt chuẩn có khi không tiêu thụ được. Nhất là ở thời điểm thu hoạch rộ.

Theo tính toán của những nhà vườn nơi đây, trồng xoài có thể thu lợi nhuận gấp 5-6 lần trồng lúa. Trung bình 1 cây xoài thu hoạch khoảng 100 - 200kg, sau khi trừ hết các chi phí lãi từ 250 - 300 triệu đồng/ha/vụ.

Cấp mã số vùng trồng là giai đoạn rất quan trọng để có thể tiến đến việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản, gắn chặt với quy trình sản xuất đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các thị trường nhập khẩu nông sản hiện nay.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp, hiện nay, nhiều thị trường nhập khẩu yêu cầu nông sản phải được truy xuất nguồn gốc, mà để truy xuất được nguồn gốc thì phải được cấp mã số vùng trồng.

Thị trường Trung Quốc lâu nay được cho là dễ tính nhưng nay cũng đã có nhiều rào cản kỹ thuật đối với nông sản nhập khẩu từ nước ta. Vì vậy, muốn tăng xuất khẩu nông sản thì quá trình sản xuất cần phải thay đổi để thích ứng và vượt qua các rào cản đó. Tại vùng trồng xoài Đồng Tháp đến nay đã có hơn 100ha được cấp mã số vùng trồng, đa phần những vùng này phục vụ cho xuất khẩu, trong đó xuất sang thị trường Trung Quốc khá thuận lợi.

Về điều kiện đảm bảo cấp mã số vùng trồng, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II (Cục bảo vệ thực vật) cho biết, việc cấp mã số vùng trồng nhằm đáp ứng các điều kiện bắt buộc tuân thủ trong thỏa thuận hợp tác ký kết giữa hai cơ quan bảo vệ thực vật quốc gia về chương trình làm việc xuất khẩu quả tươi từ Việt Nam sang nước nhập khẩu tương ứng có yêu cầu.

Đồng thời, cấp mã số vùng trồng còn nhằm truy nguyên nguồn gốc sản phẩm và quản lý được những loài dịch hại là đối tượng kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu. Kiểm soát được việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản xuất khẩu.

Ngoài việc cấp mã số vùng trồng cho xoài, việc bảo quản đóng gói sau thu hoạch để phục vụ xuất khẩu cũng rất quan trọng. Mới đây tại Đồng Tháp cũng đã thành lập Trung tâm tiên tiến về thu hoạch, sơ chế, đóng gói, bảo quản và vận chuyển xoài đầu tiên ở khu vực ĐBSCL.

Có thể nói đến thời điểm này trái xoài Việt Nam đã được xuất khẩu vào hơn 40 thị trường trên thế giới như: Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand...

Đây cũng là loại trái cây thứ 6 của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ, chỉ sau thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, vú sữa. Riêng tại Đồng Tháp, xoài là một trong những loại nông sản thế mạnh được ưu tiên lựa chọn trong xây dựng và phát triển Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương. Đồng Tháp là địa phương có diện tích trồng xoài lớn nhất ĐBSCL, tập trung chủ yếu ở hai khu vực là TP Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh.

Không chỉ xuất khẩu trái cây tươi, bên cạnh đó cần đa dạng hóa sản phẩm chế biến, đơn giản vì thị trường rất cần những sản phẩm như thế.

Dẫn nguồn tin thuongtruong.vn, tính đến hết tháng 9, xuất khẩu rau quả chỉ đạt 2,8 tỷ USD. Hiệp hội Rau quả Việt Nam dự báo toàn ngành chỉ đạt kim ngạch bằng năm 2018, khó đạt được đến kế hoạch đã đề ra trong năm nay, từ 4- 4,2 tỷ USD.

Nguyên nhân khiến xuất khẩu rau quả Việt Nam những tháng qua liên tục sụt giảm do thị trường Trung Quốc đã siết chặt hơn rất nhiều, trong khi đây là thị trường lớn, chiếm khoảng 74% tổng xuất khẩu rau quả của nước ta. Những nơi khác tuy có tăng trưởng nhưng do kim ngạch còn thấp nên không thể bù nổi sự sụt giảm từ khu vực này.

Mấy tháng qua, một doanh nghiệp chế biến trái cây gần như hoạt động hết công suất. Sản phẩm dù chỉ đơn giản là rau củ sấy nhưng cung lúc nào cũng không đủ cầu. Những loại trái cây quen thuộc của địa phương như chuối, mít cũng nhờ thế rộng đường tiêu thụ.

Còn ở doanh nghiệp khác, chỉ riêng năm 2018 đã xuất khẩu khoảng 5.000 tấn nước ép trái cây các loại, ước doanh thu hơn 6 triệu USD. Quan trọng hơn của việc chế biến sâu là đa dạng được sản phẩm, chủ động giá cả, đầu ra và nâng cao khả năng cạnh tranh.

1 kg thanh long đôi lúc xuống giá chỉ còn 1.000 - 2.000 đồng nhưng được chế biến thành dạng nước ép có thể bán từ 1 - 2 USD/sản phẩm. 1 kg chuối bán tại vườn chỉ khoảng 5.000 đồng nhưng khi sấy khô có giá 70.000 đồng.

Điều này cho thấy đa dạng hóa sản phẩm trái cây chính là chìa khóa của việc tiêu thụ nông sản hàng hóa. Tuy nhiên, dù thị trường cần nhưng chất lượng sản phẩm vẫn là yếu tố quan trọng.

Trên thị trường thế giới, được biết Mỹ đánh thuế quan mới đối với trái cây từ EU. Theo đó, Mỹ sẽ áp dụng mức thuế 10% đối với máy bay của EU và thuế 25% đối với nông sản và các sản phẩm khác bắt đầu từ ngày 18/10/2019. Điều này phù hợp với quy định của WTO cho phép Mỹ áp thuế lên tới 7,5 tỷ USD đối với sản phẩm châu Âu mỗi năm.

Được biết, đại diện thương mại Mỹ đã công bố một danh sách các sản phẩm châu Âu sẽ bị áp thuế, bao gồm cà phê, dầu ô liu, anh đào, đào, lê, cam, chanh và các mặt hàng nông sản khác. Mỹ có thể sẽ chặn hàng tỷ đô la thương mại từ châu Âu cho đến khi hai bên đàm phán dàn xếp hoặc WTO quyết định châu Âu đã tuân thủ các hướng dẫn của mình. Cả hai bên dự kiến sẽ gặp nhau để đàm phán thương mại vào ngày 14/10.


Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.
Giá lúa mì Nga tăng do nhu cầu cao Giá lúa mì Nga tăng… Thị trường rau quả tuần qua giá hành tây trên thế giới tăng mạnh Thị trường rau quả tuần…