Xử lý bệnh Newcastle ở đà điểu
Newcastle ở đà điểu là bệnh phổ biến và cũng được rất nhiều người chăn nuôi quan tâm, bởi bệnh có tỷ lệ chết rất cao, tỷ lệ lây lan rất nhanh và có thể lây lan trên diện rộng. Cũng chính bởi tính chất nguy hiểm như vậy nên các biện pháp xử lý khi bệnh xảy ra được chú trọng hàng đầu.
Vệ sinh chuồng trại phòng bệnh cho đà điểu. Ảnh: Nguyên Chi
Nguyên nhân
Bệnh Newcastle ở đà điểu là do các chủng virus Newcastle cường độc gây ra. Thường các chủng này được thải ra từ các ổ dịch Newcastle của gà, tồn tại và phân tán trong môi trường tự nhiên. Đà điểu ăn thức ăn, uống nước có virus Newcastle sẽ bị nhiễm virus và phát bệnh. Tùy theo số lượng, độc lực của virus và sức đề kháng của đà điểu mà bệnh tiến triển nặng hay nhẹ. Nhìn chung đà điểu khá mẫn cảm với bệnh này. Mầm bệnh có thể tồn tại từ cơ thể gia cầm bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp lây nhiễm cho đà điểu. Khả năng lây nhiễm trực tiếp giữa con mang bệnh và con khỏe mạnh cũng rất cao.
Triệu chứng
Newcastle ở đà điểu cũng giống như ở gà, khi mắc phải bệnh Newcastle đà điểu có biểu hiện những triệu chứng, bệnh tích và biến đổi hàm lượng kháng thể Newcastle trong máu.
Virus Newcastle sau khi xâm nhập qua niêm mạc tiêu hóa và máu tác động lên hệ thống tiêu hóa, hô hấp và thần kinh của đà điểu, thời gian ủ bệnh 4 - 5 ngày. Bệnh làm cho đà điểu chết với tỷ lệ cao, đặc biệt là đà điểu con 2 - 4 tháng tuổi.
Các triệu chứng về tiêu hóa: Đà điểu ỉa chảy, phân loãng có dịch nhầy, tiêu chảy rất nặng, phân có mùi tanh, khắm. Đà điểu đứng ủ rũ, bỏ ăn, uống nước nhiều. Do mất nước và rối loạn các chất điện giải nên đà điểu (đặc biệt là đà điểu non) bị chết sau 6 - 8 ngày do kiệt sức.
Các triệu chứng hô hấp: Đà điểu có dấu hiệu chảy nước mũi, nước dãi, khó thở dần. Con vật sẽ bị chết với tỷ lệ cao sau 10 - 15 ngày.
Các triệu chứng thần kinh: Đà điểu run rẩy, đi đứng xiêu vẹo, ngoẹo đầu, mổ không trúng thức ăn. Bị bệnh nặng đà điểu lên cơn co giật, lăn quay, giẫy giụa, cuối cùng tê liệt chân và sẽ chết sau 7 - 10 ngày.
Bệnh tích
Mổ bệnh tích thấy các niêm mạc vùng họng, ruột, dạ dày, hậu môn có tụ huyết và xuất huyết đỏ lấm tấm. Màng não có từng đám tụ huyết đỏ.
Phòng và trị bệnh
Hiện không có thuốc đặc trị bệnh Newcastle cho đà điểu nên biện pháp phòng trị vẫn là quan trọng nhất. Thực hiện vệ sinh chuồng trại và vệ sinh môi trường nuôi để tránh lây nhiễm mầm bệnh. Chuồng trại và môi trường cần định kỳ tiêu độc bằng các loại thuốc tiệt trùng như Csesyl 2% hoặc nước vôi 10%. Không nuôi gà trong khu vực chăn nuôi đà điểu để đà điểu không bị nhiễm virus Newcastle từ gà. Nếu đàn đà điểu không may xảy ra nhiễm bệnh một vài con, cần thực hiện cách ly tốt những con bệnh ra khỏi đàn. Tiêm Vaccine H1 (nhược độc) với những đà điểu chưa có triệu chứng. Đồng thời thực hiện biện pháp xử lý theo quy định của thú y. Đối với đà điểu trưởng thành: Mỗi năm cần tiêm Vaccine Newcastle một lần vào cuối mùa thu chuyển sang đông.
Vaccine phòng bệnh Newcastle:
Đối với đà điểu non 5 - 46 ngày tuổi: Dùng Vaccine Lasota nhỏ vào mắt, mũi hoặc tiêm dưới da cánh cho đà điểu. Vaccine được pha theo tỷ lệ 1/200 với nước cất. Sau khi dùng vaccine được 10 - 14 ngày, đà điểu non có miễn dịch chống lại virus Newcastle.
Đà điểu sau 45 ngày: Sử dụng Vaccine Lasota, đà điểu cần phải tiêm chủng Vaccine H1, cũng tiêm dưới da cánh với liều 0,2 - 0,3 ml/một đà điểu bằng dung dịch vaccine pha với nước cất theo tỷ lệ 1/200. Vaccine sẽ tạo miễn dịch chắc chắn cho đà điểu và miễn dịch kéo dài 12 tháng.
Đà điểu lớn và sinh sản: Mỗi năm tiêm Vaccine H1 một lần vào các thời điểm đà điểu nghỉ đẻ, thời tiết mát mẻ.
Việc trị bệnh thường không hiệu quả vì khi đà điểu bị bệnh Newcastle thường có triệu chứng khá nặng ngoài ra còn có thể bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh kế phát khiến tình trạng sức khỏe đà điểu càng tồi tệ. Khi phát dịch cần sử dụng giái pháp dùng kháng huyết sau đó tiến hành tiêm vaccine.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ