Cá mú Trị bệnh mè cá trên cá mú do nhiễm sán lá đơn chủ (monogeneans)
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Trị bệnh mè cá trên cá mú do nhiễm sán lá đơn chủ (monogeneans)

Author Mạnh Kha, publish date Saturday. July 4th, 2020

Trị bệnh mè cá trên cá mú do nhiễm sán lá đơn chủ (monogeneans)

Nhóm sán lá đơn chủ monogeneans chủ yếu được tìm thấy ở da, mang và vây của cá mú mắc bệnh. Trong các báo cáo nghiên cứu, người ta chia bệnh do các Monogeneans gây ra gồm 2 nhóm: bệnh trên da và bệnh trên mang.

Cá mú mắc bệnh.

Sán lá đơn chủ monogeneans là nhóm nguyên sinh động vật ngoại bào có cơ quan đính kèm là các “móc đính”. Một số Monogeneans có kích thước đủ lớn để có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hầu hết các Monogeneans là các động vật nguyên sinh di chuyển tự do trên bề mặt cơ thể của cá, chúng ăn các chất nhầy và tế bào biểu mô của da và mang cá; tuy nhiên, một số Monogeneans khi trưởng trưởng thành sẽ gắn vĩnh viễn với duy nhất một ký chủ. Một số loài Monogenean khác còn có khả năng xâm lấn vào khoang trực tràng, niệu quản, khoang cơ thể và thậm chí là cả hệ thống mạch máu của ký chủ. Trên thế giới có khoảng 4.000 đến 5.000 loài Monogeneans đã được mô tả. Chúng được tìm thấy trên cá nước ngọt và nước mặn ở phạm vi nhiệt độ nước rộng.

1. Bệnh trên da

Sán lá đơn chủ gây bệnh trên da đã được ghi nhận ở một số loài cá mú bao gồm Epinephelus bleekeri, E. coioides, E. fuscoguttatus, E. lanceolatus, E. malabaricus, E. tauvina và Cromileptes alteelsis. Bệnh được ghi nhận phân bố ở Brunei Darussalam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Kuwait, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan....

Tác nhân gây bệnh: là một Monogeneans trên da dài 2-6 mm. Nhiễm trùng được ghi nhận là do: Benedenia epinepheli, Benedenia spp., Neobenedenia girellae và Neobenedenia spp.

Hình 1: Benedenia sp. từ bề mặt cơ thể của cá mú: a) Giai đoạn ấu trùng và b) trưởng thành

Các giai đoạn bị ảnh hưởng: Hầu hết các giai đoạn phát triển của cá đều có thể bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu lâm sàng: Ký sinh trùng bám trên mắt, bề mặt cơ thể và mang cá (Hình 2). Cá có hành vi bơi bất thường, bơi gần nguồn sục khí, cạ mình vào các vật cứng để loại bỏ ký. Cá ăn ít và lờ đờ. Bề mặt cơ thể của cá nhiễm bệnh nặng có thể xuất huyết và mắt mờ đục.

Hình 2: Monogeneans trên da xuất hiện mờ đục trên vây (hình bên trái) và trênda (hình bên phải) của cá mú (Zafran et al., 1998 và Koesharyani et, 2001)

Ký sinh trùng có thể gây mù mắt nếu mắt bị ảnh hưởng. Các tổn thương có thể phục vụ, tuy nhiên, tỷ lệ tử vong cao và hàng loạt đã được ghi nhận.

Phương pháp phòng ngừa và kiểm soát: Tắm nước ngọt trong 5-30 phút tùy theo khả năng chịu đựng của cá hoặc 150ppm hydro peroxide (H2O2) trong 10-30 phút. Quá trình điều trị phải được sục khí mạnh cho cá.

2. Bệnh trên mang

Sán lá đơn chủ trên mang đã được ghi ở các loại cá mú: Epinephelus bleekeri, E. bontoides, E. coioides, E. malabaricus, E. tauvina và Cromileptes alteelsis. Phân bố ở: Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Singapore…

Tác nhân gây bệnh: Pseudorhabdosynochus spp., M egalocotyloides spp. và Diplectanum epinepheli thường được ghi nhận, húng dài <1-5 mm.

Pseudorhabdosynochus lantauensis là loài phổ biến nhất trong nhóm E. coioides (Hình 3).

Các giai đoạn bị ảnh hưởng: Tất cả giai đoạn sinh trường đều có khả năng lây nhiễm.

Dấu hiệu lâm sàng: Cá bị ảnh hưởng có biểu hiện hành vi bơi bất thường gần mặt nước và biếng ăn. Tăng tiết chất nhầy trên bề mặt cơ thể tối màu, sờn vây và mang nhạt. Tổn thương xuất huyết trên bề mặt cơ thể có thể xảy ra khi nhiễm trùng nặng.

Cá bị ảnh hưởng sẽ tăng sản của các tế bào biểu mô trên mang  (Hình 4). Khi có tổn thương rộng ở biểu mô mang, hô hấp của sẽ bị ảnh hưởng. Nhiễm trùng nặng dẫn đến khó hô hập, oxy của cơ thể ở mức độ thấp và có thể dẫn đến tử vong.

Hình 4: Tăng sản biểu mô của mang ở các mú Epinephelus coioides bị nhiễm Pseudorhabdosynochus lantauensis.

Phương pháp phòng ngừa và kiểm soát: Các phương pháp kiểm soát bao gồm tắm cá với 200ppm hydro peroxide (H2O2) trong 1 đến 3 giờ hoặc 100-200 ppm trong 30-60 phút. Sục khí mạnh.

Kết hợp với phương pháp tắm cá, người nuôi cũng cần lưu ý đến công tác dọn vệ sinh và khử trùng vùng nuôi, duy trì chế độ ăn hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng, tránh dư thừa khi cho cá ăn. Để phòng ngừa tốt nhất các bệnh do ký sinh trùng gây ra.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nhóm bệnh dinh dưỡng trên cá mú và cách phòng trị Nhóm bệnh dinh dưỡng trên… Cá mú mắc bệnh môi trường, ít ai biết Cá mú mắc bệnh môi…