Tin thủy sản Tại sao cá mú lai có thể tiếp cận với người chăn nuôi cá của Việt Nam
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Tại sao cá mú lai có thể tiếp cận với người chăn nuôi cá của Việt Nam

Tác giả 2LUA.VN biên dịch, ngày đăng 26/11/2020

Tại sao cá mú lai có thể tiếp cận với người chăn nuôi cá của Việt Nam

Những người chăn nuôi cá trên khắp đất nước Việt Nam đã bắt đầu sản xuất cá mú lai, họ cho biết rằng tốc độ tăng trưởng cao và giá thị trường thuận lợi của loài này khiến nó trở thành một giải pháp thay thế sinh lãi dành cho hoạt động chăn nuôi tôm.

Việt Nam đang trải qua một đợt thịnh hành chăn nuôi cá mú lai trên quy mô nhỏ

Một bài báo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nuôi trồng thủy sản nêu bật lên sự xuất hiện và trở thành mốt thịnh hành trên quy mô nhỏ của ngành chăn nuôi cá mú lai của Việt Nam. Mặc dù còn khá mới mẻ đối với chăn nuôi thương phẩm nhưng những người chăn nuôi cá mú lai cho biết cá là một trong những mặt hàng có giá trị nhất mà họ sản xuất, mang lại nhiều lợi nhuận cao hơn cho người nuôi so với các loại thủy sản chính khác của Việt Nam như cá chép hay cá bớp. Đối với hoạt động chăn nuôi thương phẩm thì các nhà sản xuất cho biết rằng cá mú lai tạo ra tổng thu nhập từ trang trại cao hơn bất kỳ loài nào khác mà họ nuôi. Xu hướng này được áp dụng cho các trang trại ở mọi mức thu nhập.

Bất chấp tiềm năng của ngành, các nhà kinh tế ước tính tổng sản lượng cá mú của Việt Nam là 7,000 tấn vào năm 2017 (tụt hậu so với tổng sản lượng cá vây của cả nước là 2,7 triệu tấn). Điều này cho thấy rằng ngành công nghiệp mới nổi phải đối mặt với những trở ngại đáng kể khi nó chuyển từ giai đoạn khởi nghiệp sang phát triển bền vững.

Nếu những người chăn nuôi cá mú lai của Việt Nam có thể giải quyết những mối e dè trong sản xuất như nguồn cá giống bị hạn chế và thiếu nhà cung cấp thức ăn thủy sản thì cá mú lai có thể thêm vào danh mục nuôi trồng thủy sản của Việt Nam, đảm bảo vị thế của nó như là danh mục sản xuất hàng đầu.

Ngành cá mú lai của Việt Nam

Cá mú lai được sản xuất bằng cách pha trộn tinh dịch của cá mú nghệ (E lanceolatus) với trứng từ cá mú hoa nâu (E fuscoguttatus). Việc lai tạo cho phép các nhà sản xuất tận dụng tốc độ phát triển mạnh của cá mú nghệ đồng thời duy trì tỷ lệ sống sót cao của cá mú hoa nâu. Loài cá mới này đã gây chú ý đối với người tiêu dùng Việt Nam. Giá cá bán ra rất cao và nhu cầu vẫn ổn định mặc dù nó đã được giới thiệu gần đây trên thị trường.

Tinh dịch của những con cá mú nghệ đã được sử dụng để tạo ra những con cá mú lai từ năm 2007

Hầu hết các trang trại chăn nuôi cá mú lai ở tỉnh Khánh Hòa, miền Trung Việt Nam và các tỉnh miền Bắc như Hải Phòng và Quảng Ninh. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiều “người nhận nuôi đầu tiên” trong ngành đã từng chăn nuôi tôm. Khi nói chuyện với nhóm nghiên cứu, các nhà sản xuất đã giải thích rằng họ đã chuyển đổi ao nuôi tôm sang nuôi cá mú lai sau khi giá tôm tụt giảm năm 2014.

Hiện tại, thị trường cá mú lai được phân thành ba phân khúc sản xuất riêng biệt: sinh sản, ương ấu trùng và nuôi thương phẩm. Rất ít nhà sản xuất chuyên về nhiều hơn một lĩnh vực. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp đối với vườn ươm có xu hướng thấp hơn tỷ suất lợi nhuận của các trang trại chăn nuôi thương phẩm.

Có một số chênh lệch giữa các khu vực trong thị trường cá mú lai của Việt Nam.  Giá bán cá tại trang trại và tỷ suất lợi nhuận ở Khánh Hòa cao hơn các tỉnh phía Bắc. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng các trang trại chăn nuôi cá mú lai phía Bắc có xu hướng non trẻ hơn so với các trang trại ở Khánh Hòa. Các trang trại phía Bắc cũng có xu hướng đa canh nhiều hơn (thường nuôi cá mú lai cùng với cá bớp hoặc cá vây có giá thành rẻ hơn.

Các nhà nghiên cứu đã xác định “tầm quan trọng tương đối” của cá mú lai là sự đóng góp của nó vào tổng thu nhập của trang trại. Các nhà sản xuất chăn nuôi thương phẩm trên khắp miền Trung và miền Bắc Việt Nam cho biết cá mú lai đã đóng góp vào tổng thu nhập của trang trại nhiều hơn bất kỳ loài nào khác.  Cá mú lai là mặt hàng “quan trọng” thứ hai trong các trại ương giống. Đi qua cả ba giai đoạn của ngành (sinh sản, ương giống và nuôi thương phẩm) thì doanh thu bán cá mú lai vượt quá chi phí sản xuất, điều này khiến nó trở thành một khoản đầu tư sinh lợi.

Chuyện gì sắp xảy ra?

Việc sản xuất cá mú lai phải đối mặt với rủi ro tương tự như những lĩnh vực chăn nuôi cá vây khác: giá cả trong tương lai không chắc chắn, chi phí đầu vào có thể gây phiền toái, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt có thể làm gián đoạn hoạt động chăn nuôi và dịch bệnh có thể đe dọa đến sản lượng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy nhiều xu hướng đặc trưng cho ngành công nghiệp mới nổi này.

Các nhà nghiên cứu cho rằng hoạt động chăn nuôi cá mú lai sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi những biến động giá cả trên thị trường tôm. Nhiều nông dân mà họ phỏng vấn đã bắt đầu chăn nuôi cá mú lai khi nhu cầu tiêu thụ tôm trong nước và xuất khẩu suy giảm (nếu nhu cầu và giá tôm cải thiện thì sẽ có ít nhà sản xuất tham gia vào ngành này hơn).

Nhiều nhà sản xuất cá mú lai phải nhập khẩu cá giống từ nước ngoài, tạo ra mặt hạn chế tiềm ẩn đối với sự tăng trưởng của ngành. Ảnh: Richard Knuckey

Một trong những hạn chế lớn nhất đối với sự tăng trưởng của ngành là nguồn vật lai dự trữ sẵn có bị hạn chế. Chỉ có 4 trại giống ở Việt Nam sản xuất trứng cá mú lai và những người chăn nuôi cho biết 50% cá giống của họ có nguồn gốc từ nước ngoài. Nhập khẩu trứng có nguy cơ gây bệnh và rủi ro an toàn sinh học (hạn chế tiềm năng của ngành).

Chi phí thức ăn là một hạn chế khác của ngành sản xuất cá mú lai. Thử nghiệm độ nhạy cho thấy nếu giá thức ăn tăng lên từ 5 đến 10 phần trăm thì bất kỳ loại hình chăn nuôi cá mú nào cũng trở nên không có lãi. Đối với các hoạt động ương dưỡng dựa vào thức ăn sinh vật phù du còn sống và chế độ ăn vi sinh thì bất kỳ sự ép giá nào cũng sẽ có tác động xuôi dòng đối với những người chăn nuôi thương phẩm.

Ngoài mối bận tâm này thì các nhà nghiên cứu đã xác định được một lỗ hổng trong ngành thức ăn chăn nuôi thủy sản của Việt Nam. Hiện tại, ở Việt Nam không có nhà máy thức ăn chăn nuôi nào sản xuất thức ăn dành riêng cho cá mú; các nhà sản xuất thường nhập khẩu thức ăn chăn nuôi thủy sản của họ từ Trung Quốc hoặc Đài Loan. Sự chênh lệch về nguồn cung nội địa này đã thổi phồng giá thức ăn chăn nuôi lên một cách không tự nhiên và có thể là một thách thức lặp đi lặp lại đối với ngành.

Bất chấp những hạn chế này, các nhà nghiên cứu cảm thấy rằng ngành công nghiệp của Việt Nam nên kỳ vọng vào tốc độ tăng trưởng vừa phải và bền vững trong tương lai. Cá mú lai mang lại tổng lợi nhuận cho người chăn nuôi cao hơn bất kỳ loại cá mú nào khác. Giá bán và bảng thống kê sản lượng hứa hẹn sẽ được báo cáo bởi những người nông dân có các mức thu nhập khác nhau. Mốt thịnh hành trên quy mô nhỏ này có thể dễ dàng trở thành một phần của một hiện tượng lớn hơn.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Năm mẹo giúp cho những người chăn nuôi cá sống sót qua đại dịch Covid-19 Năm mẹo giúp cho những… Tại sao nuôi trồng thủy sản lồng bè đang là mốt thịnh hành ở Ấn Độ Tại sao nuôi trồng thủy…