Cây mía Phòng trừ sùng trắng hại mía
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Phòng trừ sùng trắng hại mía

Tác giả Ths. Huỳnh Kim Ngọc, ngày đăng 18/10/2019

Phòng trừ sùng trắng hại mía

Sùng trắng là sâu non của bọ hung sống trong đất, cơ thể có dạng chữ C, thân to, mập, màu trắng sữa, bụng phình ra, có chân ở phần ngực.

Sùng trắng hại mía.

Gây hại: Bọ hung (trưởng thành) và sâu non (sùng) gây hại bằng cách gậm rễ non và thân ngầm dưới đất, khiến cây sinh trưởng kém, mất cây (hom), đẻ nhánh kém, mất năng suất.

Bọ hung và sùng gây hại trên nhiều loại cây trồng có rễ, hom, củ… nằm trong đất như mía, khoai, cao su, cây lâm nghiệp…

Trên mía, bọ hung và sùng hại mía gốc lẫn mía tơ, ban ngày chui xuống đất, tìm lổ hổng, khe nứt trú ẩn, ban đêm chui lên cắn phá, gây hại nặng vào các tháng 3 – 5 khi mía đang giai đoạn đẻ nhánh, nhất là sau các cơn mưa đầu mùa.

Đặc tính: Sùng trắng là sâu non của bọ hung sống trong đất, cơ thể có dạng chữ C, thân to, mập, màu trắng sữa, bụng phình ra, có chân ở phần ngực. Bọ hung, sùng thường gây hại khi trời khô hanh. Trên mía, bọ trưởng thành đẻ trứng quanh gốc mía, trứng 15 ngày nở ra sâu non (sùng trắng) sống 5 – 6 tháng dưới đất sau đó hóa nhộng. Sâu non (sùng) và bọ hung trưởng thành gậm rễ và gốc mía, ban ngày nằm ngay gốc mía. Bọ hung gây hại mạnh lúc mía đẻ nhánh (tháng 3 - 4), làm chết cây, ảnh hưởng tỷ lệ đẻ nhánh, khi mía lớn (tháng 6), bọ hung gây hại nhẹ hơn.

Phòng trị: Nhìn chung, bọ hung và sùng trắng tương đối khó trị, do vậy cần áp dụng nhiều biện pháp như:

- Luân canh cây trồng khác họ như đậu, rau, lúa… (nếu có thể).

- Cày sâu, vun luống, thu dọn tàn dư thực vật của vụ trước.

- Làm cỏ kết hợp bắt sùng… trước khi đặt hom.

- Trồng đúng thời vụ, trồng tập trung.

- Tưới ngập nước (nếu ruộng chủ động nước).

- Bắt tay (bọ trưởng thành và sùng ) nếu mật số quá cao, có thể kết hợp dùng bẫy đèn, biện pháp nầy cần làm liên tục 2 – 3 tuần, làm đồng loạt, thời gian chiếu sáng của bẫy từ chiếu tối đến nửa đêm.

- Dùng thuốc hóa học như: Sago Super 3G (Chlorpyrifos methyl), Gà nòi 4G (Cartap)… thuốc có thể rải theo hàng, khi vun luống hoặc bón gốc. Lượng dùng tùy bọ (sùng) ít, nhiều, liều lượng thay đổi từ 20 – 40 kg/ha, trước khi bón thuốc, ruộng nên xới nhẹ, xong rải thuốc rồi tưới nhẹ để thuốc ngấm xuống bên dưới.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Biện pháp hiệu quả tiêu diệt bọ cánh cứng hại mía Biện pháp hiệu quả tiêu… Kinh nghiệm canh tác mía năng suất, chất lượng cao Kinh nghiệm canh tác mía…