Tin thủy sản Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc lợi ích kép
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc lợi ích kép

Tác giả Kim Sơ - Minh Hậu, ngày đăng 16/06/2021

Nuôi tôm công nghệ Semi biofloc lợi ích kép

Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ Semi biofloc còn bảo vệ môi trường nhờ hệ thống xử lý chất thải bài bản.

Anh Chính cho biết, nhờ nuôi tôm công nghệ Semi biofloc nên tôm mau lớn, kiểm soát dịch bệnh. Ảnh: KS.

Lợi ích kép

Vừa thu hoạch lứa tôm thẻ đợt 1 thành công trong bối cảnh ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, anh Lê Minh Chính, một người nuôi tôm theo công nghệ Semi biofloc, ở xã Ninh Phú (TX Ninh Hòa, Khánh Hoà) vui mừng vì sản lượng rất cao.

Khu nuôi tôm theo công nghệ Semi biofloc của anh Chính ở xã Ninh Phú. 

Theo anh Chính, với diện tích khoảng 1,5 ha, sau gần 90 ngày thả nuôi, anh thu 70 tấn tôm, kích cỡ đạt từ 50-70 con/kg. Với tôm loại 70 con/kg anh bán với giá 130 ngàn đồng/kg, còn loại 50 con/kg bán 135 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí anh Chính lãi hàng tỷ đồng.

“Những năm qua gia đình tôi nuôi tôm áp dụng công nghệ Semi biofloc rất hiệu quả, thu hoạch đều có lãi. Không những thế mô hình còn bảo vệ môi trường nuôi, không xả thải nước thải trực tiếp ra môi trường”, anh Chính khẳng định và chia sẻ, công nghệ nuôi trên được anh học hỏi từ Thái Lan, kết hợp nghiên cứu tài liệu “Thực hành công nghệ Biofloc” của PGS.TS Hoàng Tùng và nhóm nghiên cứu ở Đai học Quốc gia TP.HCM.

Theo đó, công nghệ Semi biofloc là làm sạch, ổn định môi trường bằng vi tảo. Còn Biofloc là vi khuẩn dị dưỡng, tảo, mùn giúp làm sạch nước, cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho đối tượng nuôi, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Từ đó, tôm nuôi mau lớn, kiểm soát được dịch bệnh, sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Từ năm 2014 đến nay, anh Chính vừa áp dụng vừa nghiên cứu cho phù hợp với thực tế từng vụ, đến nay đã hoàn thiện bài bản. Đồng thời anh áp dụng hình thức nuôi tôm 3 giai đoạn (hay 3 pha).

Cụ thể, giai đoạn 1, tôm giống được thả trên bể nổi, có đường kính 12- 15m, cao 1,2m, chứa khoảng 150 m3 nước và ương khoảng 50 vạn giống.

Sau thời gian ương từ 15-20 ngày, tôm chuyển sang giai đoạn 2. Tức là, toàn bộ tôm ương được chuyển xuống ao nuôi ngoài trời, áp dụng nuôi theo công nghệ Semi biofloc. Thời gian nuôi giai đoạn 2 khoảng 30 ngày, khi đó tôm đạt kích cỡ 200 con/kg, mật độ 500 con/m2 rồi chuyển sang giai đoạn 3. Ở giai đoạn này, mật độ nuôi được giảm xuống một nửa, tức là mật độ thả từ 250-300 con/m2. Sau đó tôm nuôi đến khi đạt kích cỡ mong muốn thì thu hoạch.

Theo tìm hiểu chúng tôi, để áp dụng mô hình này, tất cả ao thả nuôi của anh Chính đều lót bạt, kết hợp hệ thống xi phông tự động, hệ thống sục khí, máy cho ăn tự động, máy phát điện. Ngoài hệ thống công trình ao nuôi, anh Chính còn đầu tư các khu nuôi cấy vi sinh dùng hỗn hợp men vi sinh ủ với mật rỉ đường…tạo biofloc trong thùng phuy để đưa xuống ao nuôi theo định kỳ.

Mô hình anh Chính nuôi tôm 3 giai đoạn. 

Đặc biệt với tổng diện tích ao anh Chính sở hữu gần 10 ha, nhưng diện tích ao thả nuôi chỉ chiếm khoảng 1,5 ha. Số diện tích còn lại là hệ thống thu gom chất thải và hệ thống xử lý nước cấp bù phục vụ trong nuôi tôm.

Ghi nhận của chúng tôi tại 1 trong 5 khu nuôi điển hình của anh Chính rộng 1,5 ha, nhưng diện tích thả tôm khoảng 3.500 m2, còn lại các ao lắng, ao xử lý chất thải. Theo đó, nước thải trong quá trình nuôi được xi phông đưa qua ao lắng đất được thiết kế thấp hơn ao nuôi. Tại ao này nước khi đầy sẽ tràn qua ao thả cá. Tiếp đến nước sẽ bơm qua áo lắng được lót bạc. Từ đây nước được xử lý trước khi đưa vào ao nuôi tôm. Vì vậy, nguồn nước được tái sử dụng, ít xả trực tiếp ra môi trường.

Nhân rộng mô hình

Ông Phạm Thanh Sinh, Chủ tịch UBND xã Ninh Phú cho biết, toàn xã có 110 ha nuôi tôm thẻ chân trắng. Trước tình nuôi tôm trên ao đất không mấy hiệu quả do ảnh hưởng biến đổi khí hậu. Cùng với đó hệ thống ao nuôi nhiều năm nên môi trường không đảm bảo, mầm bệnh tồn tại nhiều trong ao, dễ phát sinh dịch bệnh.

Khu xử lý chất thải trong quá trình nuôi tôm của anh Chính.

Vì vậy, để nuôi tôm bền vững nhiều người nuôi trên địa bàn đã đẩy mạnh nuôi tôm theo công nghệ tiên tiến như công nghệ Biofloc, Semi biofloc. Trong đó, anh Lê Minh Chính là người tiên phong áp dụng rất thành công, sau đó chia sẻ cho các hộ tham quan, học tập. Nhờ hiệu quả kinh tế mang lại, đến nay toàn xã đã có khoảng 13 ha nuôi tôm theo công nghệ Biofloc, Semi biofloc.

“Hiện địa phương tiếp tục khuyến khích người nuôi áp dụng công nghệ trong quá trình nuôi tôm, để tạo ra sản phẩm tôm sạch, góp phần bảo về môi trường”, ông Sinh chia sẻ.

"Nuôi tôm theo công nghệ Semi biofloc trên địa bàn xã được cơ quan chức năng đánh giá cao bởi xử lý môi trường nuôi rất tốt. Nước thải ra ao chứa, sau đó đánh vôi xử lý, rồi ra ao nuôi thả cá, trước khi thả trực tiếp ra môi trường. Hiện hướng nuôi này đang được người dân chuyển đổi dần để bảo vệ môi trường nuôi bền vững", ông Phạm Thanh Sinh, Chủ tịch UBND xã Ninh Phú cho biết.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Phân tích làm nổi bật các điều kiện xử lý ép đùn quan trọng Phân tích làm nổi bật… Ecuador nhanh chóng đa dạng hóa chiến lược xuất khẩu tôm Ecuador nhanh chóng đa dạng…