Tin thủy sản Nghiên cứu cá vây tròn chống lại những phê bình về cá dọn hồ
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nghiên cứu cá vây tròn chống lại những phê bình về cá dọn hồ

Tác giả 2LUA.VN biên dịch, ngày đăng 04/09/2020

Nghiên cứu cá vây tròn chống lại những phê bình về cá dọn hồ

Hiệu quả của việc sử dụng cá vây tròn trong trang trại cá hồi nuôi bằng lưới có thể đã bị một số học giả nghi ngờ gần đây, nhưng một đánh giá mới xuất hiện hỗ trợ mạnh mẽ cho khả năng làm giảm số lượng rận biển Caligus elongatus trên cá hồi nuôi.

Việc sử dụng cá dọn hồ trong các trang trại cá hồi gần đây đã bị chỉ trích nhưng bài đánh giá này cho thấy cá dọn hồ rất có hiệu quả đối với các loài rận biển Caligus

Bối cảnh

Thường được gọi là rận biển, copepods (phân lớp Giáp xác chân chèo) từ họ Caligidae có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc chăn nuôi họ cá hồi trên toàn thế giới, gây thiệt hại 400 triệu euro mỗi năm đối với ngành cá hồi ở Na Uy.

Hai chi cụ thể của họ Caligidae chịu trách nhiệm phần thiệt hại kinh tế lớn nhất do rận biển gây ra đó là chi Caligus và Lepeophtheirus. Một điểm khác biệt lớn giữa hai chi là các thành viên của chi Caligus chẳng hạn như C. elongatus thì thường có ít vật chủ đặc trưng hơn, đã được tìm thấy ở hơn 80 loài cá, là loài bơi giỏi hơn và ở giai đoạn trưởng thành có kích cỡ nhỏ hơn rận cá hồi, về cơ bản là một vật ký sinh ngoài trên họ cá hồi.

Là loài có ít vật chủ đặc trưng hơn và bơi giỏi hơn có thể giải thích các báo cáo quan sát được về sự gia tăng nhanh chóng số lượng rận C. elongatus ở các giai đoạn cụ thể trong năm ở miền bắc Na Uy. Mặc dù xuất hiện mức độ lây nhiễm cao của loài này gây ra thiệt hại đáng kể nhưng không có giới hạn pháp lý nào dành cho sự hiện diện của loài này trên cá nuôi.

Cá vây tròn ngày càng được sử dụng như một biện pháp kiểm soát sinh học của rận biển. Với dữ liệu được ghi nhận về hiệu quả của loài này trong việc chăn thả chúng ăn rận cá hồi, cá vây tròn là một lựa chọn thay thế đầy hứa hẹn để chống lại sự xâm nhập của rận biển một cách hiệu quả. Chúng rất cơ hội và khai thác nhiều nguồn thức ăn khi chúng có mặt, bao gồm cả rận biển trưởng thành từ cả hai loài nêu ở trên, tuy nhiên, chưa có kiến thức có hệ thống nào được thu thập về khả năng hoạt động chăn thả bắt rận C. elongatus của cá vây tròn.

Bài đánh giá này tóm tắt những phát hiện từ các cuộc thử nghiệm cũng như những quan sát từ nơi mà sự chăn thả bắt rận C. elongatus đã được ghi nhận và đưa ra khuyến nghị về việc sử dụng cá vây tròn như một biện pháp kiểm soát sinh học của rận C. elongatus trong chăn nuôi cá hồi Đại Tây Dương.

Đánh giá nghiên cứu

Nghiên cứu A

Hiệu quả chăn thả cá vây tròn bắt rận C. elongatus được đánh giá theo hai mật độ thả khác nhau và một nhóm đối chứng không có cá vây tròn, thực hiện trên các lồng quy mô nhỏ thả nuôi cá hồi Đại Tây Dương. Mật độ thả giống là 10% và 15% và số lượng chấy rận ký sinh được tính mỗi hai tuần trong vòng 54 ngày. Những thứ chứa trong dạ dày của cá vây tròn cũng đã được điều tra nghiên cứu.

Những phát hiện: vào cuối gia đoạn nghiên cứu, các lồng được thả 15% cá vây tròn có tỷ lệ trung bình 0.78 con rận C. elongatus trên mỗi con cá hồi, còn những con cá hồi được thả trong lồng có mức 10% cá vây tròn và lồng đối chứng có tỷ lệ nhiễm rận trung bình lần lượt là 1.02 và 1.35 con rận C. elongatus trên mỗi con cá hồi (hình 1).

 

Hình 1: Tổng số rận C. elongatus trung bình trên mỗi con cá được ghi nhận đối với mỗi lần xử lý trùng lặp. Các giá trị được trình bày như là phương tiện ± S.D. Các chữ cái khác nhau cho thấy những sự khác biệt đáng kể.

Nghiên cứu B

Hai nhóm cá vây tròn đã được xử lý chế độ ăn khác nhau trong suốt thời gian thử nghiệm trong bể và sau đó được chuyển đến các lồng có quy mô nhỏ trên biển để đánh giá hiệu quả chăn thả bắt rận C. elongatus trong vòng hơn 62 ngày. Trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm trong bể, một nhóm được cho ăn thức ăn viên thủy sản (nhóm đối chứng) và nhóm còn lại được cho ăn hỗn hợp gồm thức ăn dạng viên; tôm ngâm nước mặn trưởng thành còn sống và rận biển đông lạnh (nhóm cá vây tròn - LF).

Những phát hiện: Hiệu quả của việc chăn thả bắt rận C. elongatus cao hơn gần 40% ở các nhóm cá vây tròn so với nhóm đối chứng (hình 2). Các kết quả cho thấy rõ ràng cá vây tròn làm quen với thức ăn sống và rận biển đông lạnh trước khi triển khai trên biển làm tăng khả năng chăn thả bắt rận C. elongatus môt cách hiệu quả.

Hình 2: Tổng số lượng rận C. elongatus trung bình trên mỗi con cá hồi Đại Tây Dương được ghi nhận đối với mỗi xử lý trùng lặp trong suốt quá trình lấy mẫu mỗi kỳ của nghiên cứu lồng nuôi trên biển theo Imsland và cộng sự (2019).

Nghiên cứu C

Khả năng di truyền của các đặc điểm ưa thích chăn thả bắt rận đã được điều tra nghiên cứu trong hai bài nghiên cứu riêng biệt, trong đó các họ cá vây tròn khác nhau 9 (C1) và 10 (C2) đã được triển khai trên biển, trong các lồng có quy mô nhỏ thả cá hồi Đại Tây Dương. Hoạt động chăn thả bắt rận được đánh giá bằng cách đếm số lượng chấy rận mỗi hai tuần và phân tích thành phần chứa trong dạ dày của cá vây tròn trong khoảng thời gian 78 và 73 ngày (lần lượt đối với C1 và C2).

Những phát hiện: Kết quả (hình 3) chỉ ra rõ ràng ảnh hưởng của cá bố mẹ đối với hành vi chăn thả bắt rận, trong đó đặc trưng của các họ cá vây tròn được tìm thấy là chúng dành sự ưu tiên cao hơn đối với các nguồn thực phẩm tự nhiên, bao gồm rận C. elongatus. Cả hai thử nghiệm cho thấy sự khác biệt trong hoạt động chăn thả chấy rận giữa hai họ cá vây tròn. Cụ thể, Nghiên cứu C2 tiết lộ rằng hai họ cá vây tròn có mức tiêu thụ rận C. elongatus rõ rệt nhất có cùng cá bố, mặc dù có những con cá mẹ khác nhau. Điều này cho thấy rằng sở thích chăn thả bắt rận có thể bị ảnh hưởng bởi thông tin di truyền của cá bố.

 

Hình 3: Giá trị phần trăm trung bình của số lượng rận C. elongatus được tìm thấy trong số chín họ cá vây tròn được đánh giá tại mỗi kỳ lấy mẫu. Dữ liệu đề cập đến nghiên cứu C1.

Nghiên cứu D

Hoạt động chăn thả bắt rận C. elongatus đã được đánh giá dựa trên cá vây tròn được triển khai ở những lồng chăn nuôi quy mô lớn trên biển, ở hai trang trại khác nhau: Leroy Aurora (Troms, Na Uy) và Nordlaks (Nordland, Na Uy). Ở cả hai trang trại, số lượng chấy rận được tính toán mỗi tuần thứ hai (cách tuần), trong suốt giai đoạn kéo dài khoảng 7 tháng.

Thử nghiệm được thực hiện tại Leroy Aurora đã đánh giá mật độ thả khác nhau, với các nhóm cá vây tròn được thả ở mức 4%; 6% và 8% và một nhóm đối chứng không thả cá vây tròn trong các lồng biển giống nhau. Các quan sát từ trang trại của Nordlaks được thu thập trong khoảng thời gian bảy tháng từ 12 lồng biển quy mô lớn thả cá hồi Đại Tây Dương, trong đó một nửa số lồng biển được thả với mật độ thả bằng với mật độ thả của cá vây tròn.

Những phát hiện

Mức độ cá hồi bị nhiễm rận C. elongatus cao hơn đáng kể trong lồng biển mà không có cá vây tròn. Đặc biệt, mức độ nhiễm rận biển nói chung trong các lồng biển của Nordlaks mà không có cá vây tròn dẫn đến trọng lượng thịt cá giết mổ cuối cùng thấp hơn 600 g đối với cá hồi.

 

Hình 4: em>Sự xuất hiện của rận C.elongatus trên mỗi con cá hồi (n = 60) được tìm thấy ở mỗi kỳ lấy mẫu, đối với mỗi nhóm được thả với mật độ thả của cá vây tròn khác nhau (0% "nhóm đối chứng"; 4%, 6% và 8%) tại các lồng biển quy mô lớn ở Leroy Aurora, miền bắc Na Uy.

Nghiên cứu E

Các quan sát được thu thập từ những người làm việc trong ngành công nghiệp cá hồi về hoạt động chăn thả cá vây tròn bắt rận C. elongatus.

Một nghiên cứu ở quần đảo Faroe về những thành phần chứa trong dạ dày của 5,511 con cá vây tròn cho thấy 13.5% trong số này có rận biển mà trong đó 80% chứa rận C. elongatus. Sự đồng thuận giữa những người chăn nuôi cá hồi ở quần đảo Faroe cho rằng cá vây tròn là phương tiện kiểm soát rận C. elongatus có hiệu quả.

Sự xâm nhập của rận C. elongatus có thể đạt đến mức cao đối với phương pháp canh tác ở Aixơlen và do đó, nhiễm rận C.elongatus hiện được coi là một vấn đề nghiêm trọng hơn rận cá hồi. Các thử nghiệm quy mô lớn ở Westfjords đã cho thấy bằng chứng về hiệu quả của cá vây tròn trong việc kiểm soát sinh học rận C. elongatus.

Những quan sát từ Scotland cho thấy hiệu quả chăn thả bắt rận của cá vây tròn có thể khó đánh giá chính xác vì sự nhiễm rận có thể bị ảnh hưởng theo mùa và trong suốt mùa hè thì sự tái nhiễm nhanh chóng từ các loài cá tự nhiên có thể xảy ra.

Kết luận

Các nghiên cứu và quan sát có sẵn được thu thập trong bài đánh giá ngắn này dường như cho thấy rằng cá vây tròn thực sự có thể có hiệu quả như một sự kiểm soát đối với vật ký sinh ngoài đặc trưng này. Hơn nữa, bằng chứng về ảnh hưởng của cá bố đối với sự ưa thích của cá vây tròn đối với con mồi tự nhiên cho thấy tiềm năng của các chương trình nhân giống để phát triển các dòng cá vây tròn vốn có hiệu quả hơn trong hoạt động ăn chấy rận. Ngoài ra, hành vi cho ăn cơ hội của chúng có thể cho phép phát triển các chiến lược mà trong đó hoạt động chăn thả bắt rận tiềm năng được tăng cường như đã được ghi chép trong nghiên cứu về thức ăn sống (Nghiên cứu B). Bằng chứng có tính chất giai thoại từ những người chăn nuôi cá hồi cũng ủng hộ kết luận này.

Thông tin bổ sung

Nghiên cứu được công bố dưới tiêu đề "Có thể sử dụng cá vây tròn để kiểm soát nhiễm rận Caligus elongatus ký sinh trên cá hồi Đại Tây Dương nuôi: một bài đánh giá ngắn, Tạp chí của Đại học Hải Dương Trung Quốc ..


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Quản lý trang trại cá đi vào quỹ đạo Quản lý trang trại cá… Trường hợp cải thiện an toàn sinh học tại các trang trại chăn nuôi cá da trơn Việt Nam Trường hợp cải thiện an…