Tôm thẻ chân trắng Một số biện pháp phòng bệnh cho cá biển nuôi lồng bè
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Một số biện pháp phòng bệnh cho cá biển nuôi lồng bè

Ngày đăng 08/06/2015

Một số biện pháp phòng bệnh cho cá biển nuôi lồng bè

Ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, cá hồng và cá song (cá mú) là hai loài được nuôi chủ yếu trong lồng. Tuy nhiên, hầu hết các trại nuôi cá lồng đều gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát tình hình sức khỏe và ngăn ngừa dịch bệnh cho cá.

Trong những năm gần đây, dịch bệnh ở cá nuôi xuất hiện ngày càng nhiều do số lượng và quy mô các trại nuôi cá ngày càng mở rộng. Sự nhân giống quy mô lớn, việc mua bán, vận chuyển cá hương/cá bột giữa các vùng không được giám sát, kiểm soát chặt chẽ cũng là các yếu tố chính góp phần làm xuất hiện và lây lan các dịch bệnh trầm trọng ở cá biển nuôi. Phòng ngừa bệnh sẽ giúp tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Cá biển nuôi lồng bè thường mắc một số loại bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio spp và Flexibacter maritimus gây ra, hoặc một số loại nguyên sinh động vật ký sinh trên toàn thân làm tổn thương da, mang như Benedenia spp., Neobenedenia spp., Diplectanum spp., Pseudorhabdosynochus spp… gây ra.

Dấu hiệu nhận biết chung các bệnh phổ biến này là cá bị xuất huyết, da và các phần bị bệnh sưng tấy, lở loét. Những bệnh này thường xuất hiện khi môi trường nuôi bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, vệ sinh lưới, lồng nuôi cũng khiến cá bị stress, sức đề kháng của cá thuyên giảm khiến dịch bệnh bùng phát. Ngoài các bệnh trên thì cá nuôi lồng cũng có thể mắc các bệnh nguy hiểm do virus gây ra như bệnh hoại tử thần kinh, bệnh “cá ngủ” do Iridovirus.

Một số cách phòng trị bệnh hiệu quả đối với nuôi cá lồng bè:

- Chọn vị trí neo đặt lồng bè thích hợp, tránh đặt nơi vùng nước bị ô nhiễm.

- Chọn cá giống khỏe mạnh, không xây xát, dị hình, bệnh tật, không thả mật độ quá dày.

- Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực, kĩ thuật cho các trại nuôi.

- Quy định cho người nuôi thực hiện 1 số quy tắc của hoạt động nuôi trồng thủy sản.

- Nguồn thức ăn chính được sử dụng trong nuôi cá biển là cá vụn, cá tạp. Đây chính là nguồn lây bệnh trực tiếp cho cá và làm ô nhiễm nguồn nước do thức ăn thừa gây ra. Cần quản lý thức ăn thật tốt và không sử dụng thức ăn đã ươn, thối.

Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường, vệ sinh lồng bè, lưu thông dòng chảy, đảm bảo lượng ôxy hòa tan. Khi môi trường thay đổi, nước biển nhớt hoặc có váng, người nuôi cần có biện pháp vệ sinh, phòng ngừa bệnh ngay.

- Sử dụng thuốc và hóa chất để phòng ngừa bệnh cũng là phương pháp hiệu quả. Có thể sử dụng từng loại hóa chất hoặc kết hợp với nhiều loại. Những bệnh do vi khuẩn có thể trị bằng cách dùng Oxytetracyline 2 - 3g hoặc nhốt cá bệnh riêng và bôi thuốc trực tiếp lên vết thương.

- Với những bệnh lở loét và tróc vảy, có thể dùng kháng sinh kết hợp tắm bằng Rifamycin (30 - 50ppm) và cho trộn vào thức ăn Erythromycin. Khi cá bị xuất huyết đường ruột, có thể dùng thức ăn bổ sung 25 - 30mg Erythromycin/kg cá/ngày và tiêm Streptomycin/kg cá/ngày.

- Để trị bệnh mù mắt cho cá song có thể dùng kháng sinh kết hợp cho ăn Streptomycin với lượng 25 - 30 mg/kg cá/ngày và tiêm Streptomycin với liều 0,2 mg/kg cá/ngày. Đối với bệnh mòn đuôi và hoại tử, có thể dùng kết hợp kháng sinh Oxolinic acid với liều lượng 20 mg/kg cá, trộn để cho cá ăn và tắm kháng sinh Acriflavin 100 g/m3 nước trong 1 - 2 phút.

- Ngoài ra, các hộ nuôi có thể treo túi thuốc tím hoặc TTCA đầu dòng chảy định kỳ. Đây là phương pháp tốt giúp hạn chế bệnh cho cá nuôi. Bên cạnh đó, cần tăng cường dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất vào khẩu phần ăn cho cá, giúp cá khỏe và tăng sức đề kháng chống lại môi trường và bệnh tật.

- Khi phát hiện cá chết do dịch bệnh, cần vớt cá chết ra khỏi lồng bè và xử lý cẩn thận; tránh vứt cá chết ra khu vực nuôi, ao, hồ để tránh lây lan dịch bệnh ra môi trường bên ngoài.

Tags: phong benh, ca bien, nuoi long be, nuoi thuy san


Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Vài nét về tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới và Việt Nam Vài nét về tình hình… Cách phòng bệnh trên cá trắm cỏ Cách phòng bệnh trên cá…