Cá chình Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Cá Chình
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Cá Chình

Publish date Wednesday. August 28th, 2013

Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Cá Chình

Cá Chình là loài nuôi mới, ít có bệnh. Cá thường bỏ ăn là do yếu tố môi trường và khâu tuyển chọn giống kém chất lượng dẫn đến cá không ăn và hao hụt nhiều. Cá Chình cũng thường bắt gặp một số bệnh như ở cá nước ngọt khác, nhưng chưa thấy tác hại đến cá. Chủ yếu và nguy hiểm nhất là bệnh nấm trên cá Chình, là nguyên nhân gây thiệt hại lớn nhất, có khi đến 70-75%.

Bệnh nấm thuỷ my: Do hai giống nấm là Saprolegnia và Achlya.

- Dấu hiệu bệnh lý: Trên da cá xuất hiện những vùng trắng xám, có những sợi nấm nhỏ nhìn trong nước như sợi bông trên thân cá. Cá bơi lờ đờ trên mặt nước, không đi tìm ăn.

- Phân bố và lan truyền bệnh: Các giai đoạn phát triển của cá Chình đều có thể nhiễm nấm khi nuôi với mật độ dày, khi bị xây sát… Nhiệt độ nước 18-200C thích hợp cho nấm phát triển.

- Chẩn đoán bệnh: Nhìn bằng mắt thường có thể thấy các sợi nấm nhỏ như sợi bông, mềm tua tủa mọc rộng trong khoảng bằng đồng xu hoặc bằng cái cúc lớn. Vị trí thường cá hay bị ở phía trên lưng nên chú ý là cũng rễ phát hiện. Đặc biệt là khi cạn nước hoặc nhìn gần.

- Tác hại: Cá Chình là động vật da trơn, ngoài hô hấp bằng mang, cá Chình còn hô hấp bằng da là chủ yếu. Hiện tượng bị nấm sẽ cản trở việc hô hấp bằng da của cá dẫn tới cá yếu và chết.

- Phòng trị bệnh: áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp hoặc dùng Potassium dichromate 20-24g/m3.

Nếu cá có vết thương có thể bôi trực tiếp dung dịch Potassium dichromate 5% hoặc dùng iodine 5%.

Muối: 25kg/m3/10-15 phút hoặc 10kg/m3/20 phút; 1-2kg/m3 không giới hạn thời gian.

Dung dịch KMnO4 với nồng độ 100g/m3 thời gian kéo dài cho đến khi cá xuất hiện sốc.

Formalin 0,4-0,5ml/l trong một giờ.

CusO4 100g/m3 10-30 phút.

Griseofulvin 10 ppm/không giới hạn thời gian.

Tetracylin 5000mg/m3 nước, có sục khí trong quá trình tắm. Tắm định kỳ hàng ngày, khoảng 1 tuần, mỗi lần tắm 5-15 phút theo thể trạng của cá.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sinh Học Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Chình Sinh Học Và Kỹ Thuật… Đưa Cá Chình Vào Ao Nuôi Đưa Cá Chình Vào Ao…