Tỏi Kỹ thuật trồng cây tỏi trên sân thượng cho củ chắc mẩy siêu dễ
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ thuật trồng cây tỏi trên sân thượng cho củ chắc mẩy siêu dễ

Author An Dương, publish date Tuesday. December 12th, 2017

Kỹ thuật trồng cây tỏi trên sân thượng cho củ chắc mẩy siêu dễ

Kỹ thuật trồng cây tỏi trên sân thượng chỉ cần để ý một chút tới khâu chọn giống, làm đất và phòng bệnh thì chắc chắn bạn sẽ có một vườn tỏi như ý muốn.

Kỹ thuật trồng cây tỏi tại nhà cần phải chọn giống tốt, tép chắc mẩy. Ảnh minh họa

Tỏi là một thứ gia vị quan trọng trong nền ẩm thực của Việt Nam giúp dậy mùi món ăn. Không chỉ vậy, tỏi còn có tác dụng phòng và chữa rất nhiều bệnh. Nhưng hiện nay thị trường tỏi Trung Quốc đang áp đảo tỏi ta khiến bà nội trợ lo lắng nhưng nhiều khi vẫn nhắm mắt mua về dùng.

Để tự cung tự cấp tỏi tránh xa hóa chất độc hại, nhiều bà nội trợ cũng đã tự biết cách mua giống tỏi ta về nhà để trồng trong vườn, thậm chí trồng trên sân thượng nhưng không phải ai cũng biết trồng đúng cách để có được năng suất cao.

Thực chất, kỹ thuật trồng cây tỏi ta tại nhà không cần quá cầu kỳ mà chỉ cần áp dụng đúng các bước hướng dẫn dưới đây thì chắc chắn sẽ thành công và cho năng suất cao nhất.

Thời vụ

Trồng tỏi tại nhà có thể áp dụng quanh năm nhưng nên trồng tỏi vào khoảng tháng 8 hay tháng 2 hoặc tháng 3. Thời điểm này thời tiết mát mẻ, mưa phùn sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.

Chọn tỏi giống

Để tránh mua phải tỏi chứa hóa chất hay tỏi Trung Quốc độc hại nên đến các cửa hàng có uy tín. Chọn củ tỏi có tép tỏi lớn, cứng do mỗi tép tỏi sẽ mọc lên một cây mới. Tránh chọn loại giống có tép tỏi bé, bị vỡ hay lép sẽ khó nảy mầm.

Chọn đất

Trồng tỏi ta tại nhà cần phải chọn loại thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, dễ thoát nước. Nếu bạn ở phố không có đất có thể đến các cửa hàng bán cây cảnh mua về và hỏi cách trộn đất sao cho chuẩn nhất để trồng cây thành công.

Kỹ thuật trồng cây tỏi tại nhà

Kỹ thuật trồng cây tỏi tại nhà khá đơn giản. Trước hết, giống tỏi bạn mua về cần tách từng tép tỏi ra sau đó chọn những tép chắc mẩy, màu sắc trắng sáng, mắt tép tỏi to rồi bắt đầu trồng. Độ sâu của mỗi tép tỏi cắm xuống đất khoảng 5cm. Mỗi tép tỏi được trồng nên cách nhau khoảng 20cm để chừa không gian cho cây tỏi sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Cần lưu ý nên chọn chậu có lỗ thoát nước phía đáy.

Kỹ thuật trồng cây tỏi tại nhà bạn hãy làm đất thật tơi xốp, thoát nước tốt. Ảnh minh họa 

Chăm sóc

Cũng giống như nhiều loại cây trồng khác, việc tưới nước cho cây ngay sau khi trồng rất quan trọng. Ở thời điểm này cần tưới nước đủ ẩm để rễ phát triển và lưu ý đặt chậu trồng tỏi ở vị trí có đủ ánh sáng mặt trời. Giai đoạn cây đã nhú mầm chỉ cần tưới 1 tuần/lần nếu trời không có mưa. Bên cạnh đó cũng cần phải bón phân hữu cơ cho cây để tăng thêm nguồn dinh dưỡng, chống cây còi cọc.

Phòng trừ sâu bệnh

Trong kỹ thuật trồng cây tỏi, bệnh thường gặp nhất là sương mai xuất hiện vào cuối tháng 11 dương lịch, khi có nhiệt độ thấp và độ ẩm không khí cao. Nếu thấy xuất hiện hiện tượng này cần phun định kỳ dung dịch phèn xanh, vôi cục hoặc Zineb 0,3%. Ngoài ra, những ngày có sương nên tưới rửa sương cho cây hoặc rắc tro bếp cũng là biện pháp tốt.

Bên cạnh đó, bệnh than đen cũng có thể xuất hiện trên củ, khi củ sắp thu hoạch và cả trong thời kỳ bảo quản. Bạn chỉ cần cách ly những củ bị bệnh sau đó dùng Zineb 0,3% để phun trừ làm cho cây xanh hơn, chịu kháng bệnh tốt.

Trong kỹ thuật trồng cây tỏi thì khâu phòng bệnh cũng hết sức quan trọng. Ảnh minh họa 

Thu hoạch tỏi

Trồng cây tỏi chỉ cần thời gian ngắn trong vòng 2 tháng là đã có thể thu hoạch. Khi các nhánh tỏi phía trên đã ngả sang màu vàng là lúc củ tỏi phía dưới đủ lớn để thu hoạch.

Cách bảo quản tỏi sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch, nếu chưa sử dụng hết ngay, bạn nên phơi khô rồi cất giữ trong túi lưới ở nơi thoáng mát để giữ tỏi được lâu hơn, đồng thời không nên bảo quản nó trong tủ lạnh vì như thế sẽ làm mất hết các thành phần dinh dưỡng có lợi đấy.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ thuật trồng và chăm sóc tỏi tại nhà đơn giản Kỹ thuật trồng và chăm… Bón phân, tưới nước cho tỏi vụ đông Bón phân, tưới nước cho…