Tin thủy sản Kỹ thuật phòng chống rét cho cá lưu giống qua đông
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ thuật phòng chống rét cho cá lưu giống qua đông

Author NIMDA (tổng hợp), publish date Monday. January 11th, 2021

Kỹ thuật phòng chống rét cho cá lưu giống qua đông

Phòng chống rét và nuôi giữ cá qua đông không chỉ giúp người dân giảm thiểu rủi ro, chủ động về nguồn giống chất lượng mà còn tạo điều kiện cho các hộ nuôi thâm canh tăng lên 2 - 3 vụ/ năm. Vì vậy, người ương nuôi cá giống lưu qua đông cần nắm vững một số biện pháp kỹ thuật như sau:

Quây bạt xung quanh bờ ao để chắn gió, giữ nhiệt trong ao nuôi. Ảnh: Trần Tuấn

1. Chọn ao nuôi giữ cá qua đông:

- Ao được dùng để lưu giống qua đông, nên chọn ao khuất gió mùa Đông Bắc, có cây cối hoặc nhà che chắn. Nếu ao ở hướng gió thì nên đào ao sâu thêm 0,5 m so với đáy ao để làm nơi cho cá trú ngụ trong mùa rét. Khi nạo vét đáy, phải thiết kế phần đáy hướng gió đông bắc sâu hơn cả. Cũng hướng đông bắc, trên bờ phải xây nhà, lều bạt để chắn gió.

- Ao nên có diện tích từ 700 - 2000m2, mức nước 1,5 - 2m, gần nguồn nước sạch không bị ô nhiễm môi trường, thuận tiên cho quá trình cấp thoát nước. Đặc biệt, tuyết đối không được sử dụng quạt nước vào mùa đông khi nhiệt độ nước dưới 18 độ C.

- Bờ chắc chắn, không bị rò rỉ. Bờ phía đông nên để thoáng đãng, không bị cây che ánh sáng mặt trời.

- Trước mùa đông cần thu hoạch hết cá giống và cá thịt phân loại để lưu giữ qua đông. Sau khi thu hoạch, cần tát cạn ao, vét bớt bùn đáy, chỉ để lại lớp bùn sâu từ 15 - 20 cm. Xử lý ao bằng vôi bột, liều lượng từ 7 - 10 kg/100m2 ao. Gia cố lại bờ ao cho chắc chắn và kiểm tra lại các cống cấp thoát nước để kịp thời sửa chữa. Sau đó, cấp nước vào ao.

2. Chăm sóc cá trước và trong mùa đông

- Thời điểm trước khi mùa đông đến cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho cá để cá béo khỏe, có sức đề kháng với bệnh tật và tăng khả năng chống chịu được với thời tiết lạnh kéo dài , cần cho cá ăn nhiều hơn, phải cho ăn theo nhu cầu, cá ăn no thì thôi. Khi nhiệt độ nước xuống dưới 18oC, giảm 1/2 lượng thức ăn cho cá ăn. Vào thời điểm nắng ấm, tranh thủ cho cá ăn trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 15h chiều.

- Định kỳ 2 lần/ tháng sát khuẩn môi trường nước bằng vôi bột, với hàm lượng 2 – 3 kg vôi bột/100m3nước.

- Bổ sung Vitamin C vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày với lượng 2 - 5 g/kg thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.

3. Biện pháp quản lý và chống rét cho cá

- Hạn chế tối đa việc đánh bắt, kéo lưới làm cá bị xây xát, dễ nhiễm các bệnh do nấm, vi khuẩn.

- Tuyệt đối không xả phân chuồng trực tiếp xuống ao nuôi.

Che bạt hoặc trồng chuối chống rét cho cá.

- Bổ sung nước cho ao nuôi đảm bảo mực nước từ 1,5 - 2m để tăng khả năng giữ nhiệt cho ao. Đồng thời thả bèo tây 1/3 - 2/3 diện tích ao hoặc trồng chuối theo hàng về hướng Bắc để chắn gió.

- Làm sọt tránh rét: Dùng sọt đan bằng tre lấy rơm rạ cho vào sọt, cắm cọc buộc sọt xuống đáy ao để cá trú rét. Hoặc dùng rơm rạ bó thành những bó nhỏ thả xuống các góc ao và xung quanh bờ ao để tạo chỗ trú cho cá khi trời rét; khi rơm rạ đã phân hủy, cần vớt lên thay bằng rơm rạ khác.

- Thường xuyên theo dõi ao nuôi hàng ngày, phát hiện các hiện tượng bất thường để kịp thời xử lý.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Cho cá ăn men bia? Cho cá ăn men bia? Quy trình nuôi thương phẩm cá xác (Pangasius macronema) Quy trình nuôi thương phẩm…