Mô hình kinh tế Hợp tác xã nuôi tôm Hòa Nghĩa
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Hợp tác xã nuôi tôm Hòa Nghĩa

Ngày đăng 22/04/2015

Hợp tác xã nuôi tôm Hòa Nghĩa

Theo Liên minh HTX Việt Nam, hiện nay ở ĐBSCL có 1.928 HTX nông nghiệp đang hoạt động với hơn 531.000 thành viên. Nông dân tham gia HTX nông nghiệp chiếm 45%. Không ít HTX đang hoạt động hiệu quả ở ĐBSCL. NNVN xin giới thiệu một số mô hình HTX làm ăn có hiệu quả...

Qua 13 năm, một chặng đường đủ dài HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa khẳng định hướng đi đúng theo mô hình HTX kiểu mới. Thực hiện theo phương châm tự nguyện, đồng tâm hiệp lực, năng động ứng dụng khoa học kỹ thuật và thông qua cách điều hành minh bạch của Ban chủ nhiệm HTX, bà con xã viên liên tiếp trúng tôm, thắng lớn.

Đồng thuận, vượt khó

Cán bộ khuyến nông Sóc Trăng cho rằng: Tuy cùng SX qui mô nhỏ, nhưng nghề nuôi tôm nước lợ có phần khác biệt, vì khó xây dựng mô hình HTX kiểu mới như: SX lúa trên cánh đồng lớn, nuôi cá tra hay các HTX làng nghề thủ công ở địa phương.

Nuôi tôm có thể đạt lợi nhuận hấp dẫn, nhưng kèm theo đó rủi ro dịch bệnh cao nên đòi hỏi kỹ thuật cao. Hơn nữa dân nuôi tôm là “chín người, mười ý”, có lẽ vì vậy cho đến nay có rất ít HTX nuôi tôm thành công, vì có mấy xã viên nào chịu bắt tay liên kết, vượt qua khó khăn, cùng vươn lên làm giàu?

Tuy nhiên, ở xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu, có HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa nổi bật như một điểm sáng trong số ít HTX thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng.

Ông Tăng Văn Tuối, GĐ HTX Hòa Nghĩa, kể: Vào năm 2002 có 17 hộ nông dân nuôi tôm trong xóm là bà con họ hàng và láng giềng cùng vào câu lạc bộ SX. Do qui mô đất của CLB cộng lại 53,5 ha là khá lớn nên một năm sau, được sự hướng dẫn của cán bộ thị xã và xã Hòa Đông, tất cả xã viên đồng thuận thành lập HTX Hòa Nghĩa.

“Cùng vào HTX, bàn bạc thống nhất phương cách SX, chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật kỹ thuật mới đề phòng dịch bệnh… quả là có nhiều mặt thuận lợi. Được chính quyền địa phương ủng hộ, có các cơ quan khuyến nông - khuyến ngư, Chi cục Thủy sản trợ giúp kỹ thuật, còn ngân hàng hỗ trợ vốn. Ưu thế hợp tác thấy rõ như khâu đầu vào là thức ăn, thuốc thú y thủy sản có đại lý vật tư nông nghiệp cung cấp với giá sỉ, cuối vụ thanh toán.

Muốn chọn lựa phương án SX, tôm sú hay tôm thẻ để có hiệu quả cao theo nhu cầu thị trường sẵn có một vài Cty thủy sản tín nhiệm tư vấn và tới cuối vụ đảm bảo khâu tiêu thụ, thu mua tôm với giá tốt nhất. Lợi ích như vậy còn chần chừ gì mà không vào HTX”, ông Tuối phân giải.

Bí quyết thành công

Trên bước đường nối tiếp chuỗi thành công và được xem là “hiếm gặp” ở một HTX nuôi tôm ở vùng ĐBSCL, thật ra vào buổi đầu hoạt động cũng nảy sinh ra nhiều ý kiến tranh cãi, trái chiều.

Ông Tuối nói: Lúc đầu bà con xã viên băn khoăn lắm, bởi làm thế nào tránh lối mòn HTX trước đây trong cách tích điểm, ăn chia công bằng? Cách hạch toán, chi phí như thế nào hợp lý để HTX có hiệu quả?

Sau 2 năm đầu bàn chưa ngã ngũ, tôi và Ban chủ nhiệm HTX thống nhất với tất cả xã viên là mục tiêu HTX nhằm nâng cao tính tương trợ, phải làm sao giúp cho tất cả xã viên SX đạt hiệu quả cao hơn so với hồi trước mạnh ai nấy làm.

Do đó tôi đề xuất HTX cách khoán đất, nghĩa là đất của xã viên nào người ấy tự làm. Riêng về mặt kỹ thuật SX, lịch thời vụ, cách thức chọn lựa con giống, thức ăn và thuốc thú y thủy sản phải có sự đồng thuận cao và cuối cùng Ban chủ nhiệm đồng ý, quyết định thì xã viên mới được tiến hành làm.


Ông Tăng Văn Tuối – Chủ nhiệm HTX Hòa Nghĩa kiểm tra mật độ thả cá rô phi trong ao lắng

Về khoản lập quỹ, Ban chủ nhiệm và xã viên nhất trí qui định, mức đóng góp căn cứ trên diện tích đất SX, cứ 1 ha góp quỹ 1 triệu đồng. Sau nhiều năm khấm khá, đến năm 2012 HTX khá lên xã viên tự nguyện đóng thêm 1 triệu đồng/ha. Đến nay quỹ HTX nâng lên được trên 120 triệu đồng.

Nguồn quỹ này HTX không dành cho chi phí đi hội họp hay tiệc tùng của cá nhân nào trong Ban chủ nhiệm mà mục đích sử dụng như một quỹ tương trợ, như hỗ trợ tiền mua con giống cho hộ xã viên nào chẳng may có một hai vụ nuôi thất bát. Xã viên vay vốn từ quỹ đến cuối vụ trả lại, thay vì phải đi vay ngân hàng.

GĐ HTX Tăng Văn Tuối quả quyết: Muốn tạo được sự tín nhiệm và đồng thuận cao của tất cả xã viên, Ban chủ nhiệm HTX điều hành, quản lý thu - chi minh bạch, rõ ràng; đồng thời biết định hướng hoạt động, kế hoạch, phương án SX thích hợp, kịp thời cho từng vụ nuôi tôm. HTX trụ vững, thành công là nhờ bà con xã viên đoàn kết, đồng lòng.

Mỗi tháng vào ngày 25 họp mặt xã viên, HTX biểu dương những xã viên có nhiều sáng kiến, chia sẻ kinh nghiệm hay. Còn nếu một khi đứng trước tình thế khó khăn trong SX HTX sẽ triệu tập cuôc họp bất thường để nghe ý kiến bàn thảo của xã viên, tìm giải pháp tốt nhất, kể cả “cầu thầy”, nhờ các cơ quan nghiên cứu giúp đỡ.

Trong 13 năm, sau những năm nuôi tôm sú thắng liên tiếp HTX Hòa Nghĩa tính toán chuyển hướng nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm gia tăng lợi nhuận. Nhưng dịch bệnh là thử thách lớn nhất. Năm 2011, khi hội chứng teo và hoại tử gan tụy trên tôm nuôi bùng phát diện rộng, toàn bộ hơn 53 ha của HTX bị thiệt hại trên 3 tỷ đồng. Đó là thiệt hại lớn đầu tiên, do một số xã viên có phần chủ quan.

Năm 2012, HTX cải tạo ao cẩn thận hơn, thả nuôi với mật độ thưa và áp dụng kỹ thuật nuôi tôm nhờ vào mô hình CPF-Turbo Program, thực hiện nuôi ghép với cá rô phi trong ao lắng và ao nuôi. Kết quả HTX thắng lớn, đạt lợi nhuận trên 11 tỷ đồng, hộ xã viên có lãi mức cao nhất 2 tỷ đồng, thấp nhất 70 triệu đồng.

Phải đồng lòng

Bà Quách Thị Thanh Bình, Chi Cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng, nhận xét: Thành công của HTX Hòa Nghĩa nhờ xã viên đồng lòng. Theo đó vùng nuôi quản lý dịch bệnh tốt. Từ khâu chọn giống, xuống giống đồng loạt theo lịch thời vụ, hay như mỗi khi chuyển giao kỹ thuật mới, HTX tiếp nhận, làm thử nghiệm bước đầu sau đó phản hồi thông tin góp ý trước khi triển khai cho xã viên áp dụng trên diện rộng.

Năm 2012, TTKN Sóc Trăng đầu tư 300 triệu đồng cho HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu (CĐM) nuôi tôm”, tập huấn nuôi theo qui trình VietGAP để hướng tới nuôi tôm sạch. Đó là khoản kinh phí hỗ trợ 30% chi phí con giống, thức ăn và thuốc thủy sản.

Ông Dương Minh Hoàng, GĐ TTKN Sóc Trăng đúc kết: Xây dựng CĐM nuôi tôm phức tạp hơn so với CĐM SX lúa. Nhất là trong tình hình dịch bệnh, thời tiết, môi trường biến động, người nuôi tôm nhỏ lẻ, mỗi người làm một kiểu. Như không theo lịch thời vụ, chỉ mỗi việc lấy và thải nước khiến dịch bệnh lây lan khó kiểm soát, thất bại khó tránh. Do vậy trong tương lai người nuôi tôm cần hướng tới hợp tác, nhân rộng mô hình như HTX Hòa Nghĩa. Cộng đồng xã viên quản lý môi trường vùng nuôi chắc chắn sẽ tốt hơn. Lợi ích, hiệu quả sẽ cao hơn.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Xuất cấp lương thực cho 3 tỉnh Xuất cấp lương thực cho… Lý Sơn trúng đậm mực núc Lý Sơn trúng đậm mực…