Mô hình kinh tế Hỗ trợ phát triển sản xuất nơi phát huy hiệu quả, chỗ còn lúng túng
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Hỗ trợ phát triển sản xuất nơi phát huy hiệu quả, chỗ còn lúng túng

Ngày đăng 12/10/2015

Hỗ trợ phát triển sản xuất nơi phát huy hiệu quả, chỗ còn lúng túng

Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, nên tại một số địa phương, dự án hỗ trợ sản xuất vẫn chưa phát huy hết hiệu quả như kỳ vọng.

Hiệu quả nhờ sâu sát cơ sở

Năm 2014, xã Long Môn (Minh Long) được giao 312 triệu đồng để thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

Với nguồn kinh phí trên, xã Long Môn đã thực hiện hỗ trợ 16 con heo Móng Cái sinh sản, 5 con bò cái sinh sản, 143.884 cây keo lai giâm hom cho 54 hộ gia đình.

Sau một năm triển khai, tỷ lệ heo Móng Cái sinh sản còn  nuôi đạt khoảng 93%, 100% bò cái sinh sản còn được nuôi.

Để có được tỷ lệ duy trì mô hình đạt như trên, UBND xã Long Môn đã tập trung hướng dẫn kỹ thuật, tuyên truyền phổ biến với người dân về hiệu quả của mô hình.

“Trước khi hỗ trợ vật nuôi, xã đã có những buổi tập huấn cho người dân về cách chăm sóc, xây dựng chuồng trại…

Không chỉ hỗ trợ, các địa phương cần phải tăng cường cán bộ hướng dẫn, giám sát quá trình thực hiện tại các hộ dân.

Còn trong quá trình nuôi, cán bộ thôn, khu dân cư trực tiếp tuyên truyền, vận động và giám sát quá trình nuôi, thông báo cho bộ phận chuyên môn khi vật nuôi bị dịch bệnh để có phương án xử lý kịp thời.

Nhờ sát cánh cùng người dân nên tỷ lệ duy trì mô hình của xã đạt tỷ lệ cao”, ông Đinh Công Bên-Chủ tịch UBND xã Long Môn cho biết.

Còn tại xã Sơn Màu (Sơn Tây), với nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất là 300 triệu đồng, xã đã thực hiện hỗ trợ cho dân 54 heo Móng Cái sinh sản, 30 máy tuốt lúa đạp chân, 119 bình bơm thuốc, 210kg lúa giống, 1008kg phân bón các loại và 114 đơn vị thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, tăng cường hướng dẫn người dân áp dụng giống lúa mới và cách sử dụng máy tuốt lúa đạp chân vào sản xuất.

Nhờ đó, trong vụ đông xuân vừa qua, các máy tuốt lúa đạp chân đã phát huy được hiệu quả, giúp người dân tiết kiệm được nhân công, thời gian.

Theo thống kê, năm 2014, tổng kế hoạch vốn được giao để thực hiện Chương trình 135 tại các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn các huyện:

Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Tây Trà, Trà Bồng, Tư Nghĩa, Bình Sơn, Nghĩa Hành, Sơn Tịnh và Đức Phổ là 70 tỷ đồng.

Trong đó, vốn sự nghiệp thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất là 14,3 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn trên, các địa phương đã linh hoạt hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, máy móc, vật tư nông nghiệp… để các đối tượng thụ hưởng phát triển sản xuất.

“Trong thời gian đến, cần thay đổi cách hỗ trợ, không nên hỗ trợ theo kiểu cấp phát, mà đổi sang để người dân tự lựa chọn;

Đồng thời ban giám sát các xã cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn…

Nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi cho người dân”, ông Nguyễn Vương-Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh đề xuất.

Nhiều nơi vẫn còn lúng túng

Bên cạnh những hiệu quả trong thay đổi tập quán sản xuất, đa dạng giống cây trồng, vật nuôi cho người dân ở các vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh, một số địa phương vẫn còn lúng túng trong hỗ trợ, hướng dẫn khiến các mô hình cây trồng, vật nuôi được hỗ trợ không phát huy được hiệu quả như kỳ vọng.

Tại xã Ba Bích (Ba Tơ), với 280 triệu đồng được giao từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất theo Chương trình 135, UBND xã đã tiến hành hỗ trợ máy gặt lúa đeo vai, bình bơm thuốc và 1.328 cây bơ sáp cho người dân.

Tuy nhiên, trên thực tế, người dân chỉ trồng xen trong bụi rậm với các cây khác, chứ không đào hố hay rào chắn nên đã có khoảng 50% số cây bơ sáp bị chết hoặc trồng không đúng kỹ thuật.

Rõ ràng, việc hỗ trợ cây bơ sáp, góp phần đa dạng cơ cấu cây trồng tại địa phương là hướng đi đúng đắn.

Nhưng do không chú trọng khâu tập huấn, hướng dẫn cho người dân về quy trình chăm sóc nên mô hình cây bơ sáp đã thất bại ngay từ lúc mới bắt đầu triển khai.

Còn tại xã Ba Tiêu, một số hộ dân được hỗ trợ trâu cái sinh sản đề xuất nguyện vọng được mua trâu giống tại địa phương để có thể trực tiếp lựa chọn.

Liên quan đến vấn đề này, tại Hội thảo tham vấn hướng dẫn thực hiện một số nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 30a và 135, ông Trương Đình Đức- Phó Giám đốc Sở LĐ–TB&XH cho rằng, trong hỗ trợ vật nuôi, đặc biệt là khu vực miền núi, cần để người dân tự lựa chọn vật nuôi cho phù hợp với sở thích, tập quán.

Dẫn chứng cụ thể cho ý kiến của mình, ông Đức cho biết thêm, trong một đợt khảo sát thực tế tại huyện Trà Bồng, vì bò giống được cấp có một chi tiết khác biệt nhỏ về ngoại hình là có xoáy trán, không phù hợp với quan niệm chăn nuôi của người dân miền núi, nên người dân đã nhốt riêng bò giống được hỗ trợ ra khỏi đàn bò của gia đình.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
HDBank Quảng Ngãi triển khai gói cho vay sản xuất nông nghiệp HDBank Quảng Ngãi triển khai… Vui vụ cá chính, lo vụ cá bắc Vui vụ cá chính, lo…