Nho Chăm sóc nho thời kỳ kinh doanh

Chăm sóc nho thời kỳ kinh doanh

Tác giả SHVN, ngày đăng 08/09/2016

Chăm sóc nho thời kỳ kinh doanh

II. Chăm sóc nho thời kỳ kinh doanh:

1. Kiến thiết hầm nho:Khi cây nho bước vào thời kỳ kinh doanh thì ổn định kiểu hầm nho theo kiểu hầm nổi như sau: 

Vị trí cây nho Vị trí bón phân tưới nước

2. Làm cỏ , xới hầm: Thường làm cỏ xới hầm để giúp đất được thông thoáng.

Một năm nên xới hầm 1 lần để tạo bộ rễ mới.

Thường tiến hành sau thu hoạch quả.

3. Thời vụ cắt cành: Không nên cắt cành trong vụ mưa .Nên cắt cành chỉ 2 vụ / năm :

Vụ Đông Xuân: Cắt tháng 11 – 12 , Vụ Hè Thu:  Cắt tháng 3,4 (DL)

4. Kỹ thuật cắt cành:  + Vị trí cắt chừa lại 6-12 mắt, tuỳ theo chiều dài, đường kính, sự hóa gỗ của cành và tùy theo mùa vụ/năm.

Tốt nhất 8-10 mắt.

+ Khi mật độ cành thấp thì nên cắt cành 5 tháng tuổi.

+ Khi mật độ cành vượt quá 8 cành/m2, thì phải cắt cành 10 tháng tuổi vào vụ Đông để hạn chế mật độ cành trên giàn.

 5. Cắt và rửa cành:<  + Tiến hành cắt cành khi cây nho đang ở trong tình trạng khỏe (kiểm trathực địa: Rễ trắng nhiều, ngọn nho ra lá mới, độ lớn cành và đang hoá gỗ…)

+ Cắt cành xong phun thuốc rửa cành, để hạn chế mầm bệnh cho vụ sau và thu gom cành, lá nho đi tiêu hủy.

 6. Cột cành, tỉa chồi nách:

  – Ngay sau khi cắt cành phải dùng dây buộc cành và phân chia lại số cành, cho rãi đều trên giàn, tiến hành loại bỏ thường xuyên những cành yếu (vô hiệu). – Duy trì mật độ cành vừa phải 6-8 cành/m2 . 

– Cột cành 2 lần trước khi hoa nở, kết hợp tỉa bỏ bớt chồi nách trên cùng 1 cành.

7. Tỉa trái:

 + Cần tỉa trái sớm để tập trung dinh dưỡng nuôi trái, giúp cho trái to và tạo điều kiện cho chùm nho được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.

+ Nên tỉa trái sớm khi trái kích cở bằng hạt bắp (đường kính khoảng 7 mm) và tỉa lập lại sau đó 15 ngày.

Nên tỉa trái đều 4 phía chùm quả.

8. Tưới nước:

+ Khi trời nắng: từ 5-7 ngày tưới một lần. Nếu có điều kiện nên tưới nước kết hợp với tủ gốc bằng rơm rạ để tăng cường sự giữ ẩm cho cây.

+ KHi trời mưa: tìm cách thoát nước càng nhanh càng tốt.

9. Bón phân cho nho thời kỳ kinh doanh ( tính cho 1 sào và 1 vụ nho)

+ Phân hữu cơ sinh học (HCSH) chuyên dùng cho nho có thành phần:  N -P2O5 – K2O là 5-3-4 , liều lượng sử dụng là: 400 kg.

Vôi CaCO3: 100 kg.

Đợt 1: Sau khi thu hoạch xong vụ trước:

+ 100 kg vôi CaCO3 .

+ Bón 130 kg phân HCSH  

+ Bón phân bằng cách rãi đều trong luống nho, sau đó dùng cuốc xới nhẹ chôn vùi phân vào đất, tưới nước ngay.

Bón phân tới đâu xới tới đó, không phơi phân dưới ánh sáng mặt trời.

Đợt 2:  Trước cắt cành 10-12 ngày.

+ Bón 120 kg phân HCSH  .

+ Bón bằng cách cuốc lỗ cách nhau khoảng 20 cm, sau đó lấp đất lại tưới nước hoặc rãi đều trong hầm, sau đó dùng cuốc xới nhẹ, lấp phân rồi tưới nước.

Đợt 3:  10-15 ngày sau khi đậu trái xong

+ Bón 150 kg Phân HCSH 

Cách bón phân giống như trên.

Các chế phẩm phân bón lá có hiệu quả tốt hỗ trợ dinh dưỡng cho cây nho:

+ Agrostim , UP 5C, UP 5T, K- Humat là những chế phẩm đã sử dụng cho thấy có hiệu quả tốt dùng để hỗ trợ thêm dinh dưỡng cho cây nho để tăng chất lượng trái.

+ Phun một số loại phân bón lá có hàm lượng Calci cao như CalciBore vào các giai đoạn trước khi nở hoa, sau đậu trái và lần cuối cùng là khi trái lớn.

+ Phun Sugar transfer 1 lần trước thu hoạch 70 ngày để tăng lượng đường và phẩm chất của trái  (chủ yếu trong vụ Hè Thu).


Sâu hệnh hại chính trên cây nho và biện pháp phòng trừ trong sản xuất nho an toàn Sâu hệnh hại chính trên cây nho và… Tôi trồng nho chín mọng trên sân thượng Tôi trồng nho chín mọng trên sân thượng