Cà phê Bệnh thán thư khô cành, khô quả cà phê
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Bệnh thán thư khô cành, khô quả cà phê

Tác giả TS. Nguyễn Minh Tuyên, ngày đăng 05/09/2019

Bệnh thán thư khô cành, khô quả cà phê

Khô cành khô quả thường xuất hiện gây hại phổ biến trên các vườn cà phê trong mùa mưa. Bệnh gây chết cành, khô quả, làm ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất cà phê nếu không chú ý phòng trừ.

Cà phê bị thán thư.

Triệu chứng và tác hại:

Bệnh thường xuất hiện trên các bộ phận non, trên hoa và quả. Trên các cành non và trái non, vết bệnh có màu đen và lõm vào.

Khi bệnh tấn công vào cuống quả sẽ làm cho quả bị khô. Nếu thời tiết thuận lợi, vết bệnh sẽ phát triển rộng dần. Khi vết bệnh lan rộng ôm khắp chu vi của cành thì làm phần cành phía trên vết bệnh bị chết, toàn bộ phần quả phía trên vết bệnh sẽ bị khô, rụng.

Tác nhân gây hại và điều kiện phát sinh:

Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Các vườn cà phê trồng dày, bón thừa phân đạm, rậm rạp, cỏ dại nhiều và ẩm độ cao thì bị bệnh nặng. Bệnh cũng thường phát sinh phát triển mạnh trong mùa mưa, đặc biệt ở các tháng mưa nhiều, nóng và ẩm. Hiện nay, thời tiết nắng nóng, kết hợp với những trận mưa lớn kéo dài, là điều kiện tốt để nấm bệnh có cơ hội phát triển mạnh. Vì vậy, cần lưu ý để phòng trừ bệnh này, nhằm hạn chế thiệt hại.

Một số biện pháp phòng trị:

- Trồng cà phê ở mật độ thích hợp, tránh trồng dày để đảm bảo độ thông thoáng.

- Cần có hệ thống thoát nước thật tốt sau khi mưa, tránh ẩm độ cao trong vườn.

- Trong mùa mưa, thường xuyên vệ sinh vườn cây, trừ cỏ dại và cắt tỉa cành chết, cành vô hiệu nằm khuất trong tán để tạo sự thông thoáng.

- Tránh bón phân dư đạm, vì sẽ làm vườn cây rậm rạp, dễ nhiễm bệnh. Nên sử dụng thêm các loại phân bón lá như SPC-K, hoặc phân vi lượng TANO 601, rải phân CALCIUM NITRATE để cải tạo đất. Các phân này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng bệnh cho cây, vừa làm tăng năng suất và chất lượng cà phê.

- Khi vườn cà phê chớm bị bệnh hoặc trong các tháng mưa nhiều, cần phun phòng trừ bằng PYLACOL 700WP (pha 300g/100 lít nước) hoặc CLEARNER 75WP (pha 400g/100 lít nước). Chú ý phun phòng ngừa trong mùa mưa, cách 2-3 tuần/lần tùy tình hình thời tiết. Có thể phối hợp một trong các thuốc trên với dầu khoáng SK ENSPRAY 99EC để làm tăng và kéo dài hiệu lực của thuốc.

- Thường xuyên kiểm tra vườn trong mùa mưa, để phát hiện bệnh và xử lý kịp thời, nhằm làm giảm thiệt hại, giảm chi phí phòng trừ.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Lo lắng cà phê vàng lá, rụng quả sau khi bón phân Lo lắng cà phê vàng… Canh tác cà phê, hồ tiêu hữu cơ thông minh Canh tác cà phê, hồ…