Mô hình kinh tế ASC đã có tiêu chuẩn cho Tôm!
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

ASC đã có tiêu chuẩn cho Tôm!

Ngày đăng 10/07/2015

ASC đã có tiêu chuẩn cho Tôm!

Chương trình “Đối thoại Nuôi trồng thủy sản Tôm” đã chuyển giao bộ tiêu chuẩn về tôm cho Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) sau 7 năm phát triển. Hiện nay, tiêu chuẩn ASC cho tôm đã được hoàn thành, điều này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với ASC và một bước tiến mới đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản tôm bền vững hơn.

Những thành viên của Cuộc đối thoại đã và đang thiết lập một tiêu chuẩn mà trong đó đưa ra một loạt các yêu cầu để giải quyết những tác động chính yếu của ngành nuôi trồng tôm đến môi trường, xã hội... Trong thời gian một năm, tất cả những trại nuôi tôm đều phải đáp ứng được những yêu cầu trên. Do đó, việc giảm thiểu những tác động của việc nuôi trồng thủy sản là cần thiết và góp phần đưa hoạt động này đến việc phát triển bền vững.

Chris Ninnes, tổng giám đốc ASC cho biết, ông nhiệt liệt hoan nghênh các cá nhân đã tham gia Cuộc đối thoại – với khoảng 400 người đã làm việc ko mệt mỏi, bao gồm cả những tổ chức Phi lợi nhuận, các nhà khoa học và những cá nhân khác. Theo ông, đây là thành công lớn trong việc tập hợp những quan điểm và chuyên môn khác nhau thành một tài liệu quan trọng. Ông đánh giá cao các trại nuôi tôm đã quan tâm đến chứng nhận ASC và hy vọng họ sẽ tham gia vào chương trình và cam kết cải thiện đáng kể tính bền vững trong hoạt động của mình.

Phần lớn nghề nuôi tôm diễn ra ở Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Brazil, Ecuador và Bangladesh. Nhiều trại nuôi tôm quy mô lớn và nhỏ ở Trung Mỹ, Đông Nam Á và nhiều nơi khác đang hoạt động hướng đến sản xuất tôm một cách có trách nhiệm.

“Những tiêu chuẩn này là một bước đột phá đối với vấn đề sản xuất tôm bền vững”, Jason Clay, phó chủ tịch cấp cao về chuyển đổi thị trường của Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) cho biết. “Tôm là loài thủy sản có giá trị giao dịch lớn nhất trên thế giới hiện nay, trong đó ngành tôm nuôi tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm. Những tiêu chuẩn này đảm bảo sự tăng tưởng bền vững và mang lại lợi ích cho cả nhà sản xuất, người tiêu dùng và môi trường. Hiện nay chúng ta đã đi một bước dài để đưa tôm bền vững đến gần hơn người tiêu dùng thủy sản trên toàn thế giới”.

Tiêu chuẩn cho Tôm là tiêu chuẩn thứ 7 trong chuỗi chương trình nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm của ASC. Trước đó, ASC đã công bố các tiêu chuẩn đối với cá rô phi, cá tra, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, bào ngư, cá hồi nước ngọt và cá hồi.

Giảm thiểu tối đa các tác động của việc nuôi tôm đến môi trường và xã hội

Trung bình, sau khi được nuôi từ ba đến sáu tháng, tôm được thu hoạch để bán, vì vậy 2-3 vụ thu hoạch mỗi năm là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, việc nuôi tôm có thể gây nên các tác động tiêu cực ngoài ý muốn một cách đáng kể, do đó, giảm thiểu các tác động đến môi trường và xã hội liên quan đến hoạt động nuôi tôm là rất quan trọng.

Các bên liên quan tham gia vào Đối thoại nuôi tôm đã tạo ra một tiêu chuẩn toàn cầu, tập trung vào giải quyết bảy lĩnh vực quan trọng gây ra những tác động tiêu cực. Những hướng dẫn cụ thể về việc tiến hành đánh giá tại trại nuôi được cung cấp nhằm hướng dẫn những đơn vị chứng nhận cũng như các trại nuôi thông qua những cuộc đánh giá.

“Điều này thật đáng giá khi chứng kiến rất nhiều cá nhân với những kiến thức rộng lớn, đa dạng về nuôi trồng tôm, cùng nhau vượt qua những vấn đề khó khăn và phát triển thành công những tiêu chuẩn có thể giải quyết được vấn đề giảm thiểu những tác động liên quan trong thực tế.”, Jose Villalon, một trong 14 thành viên của Ủy ban chỉ đạo toàn cầu, đơn vị chịu trách nhiệm chính cho việc hướng dẫn Đối thoại nuôi Tôm trong suốt 7 năm qua, đã phát biểu.

Thông qua Chứng nhận ASC, các trại nuôi tôm hướng đến giảm thiểu thành công những tác động có hại đến môi trường và cộng đồng địa phương bằng việc bảo tồn đất và rừng ngập mặn; giải quyết nạn lây truyền vi-rút và giảm thiểu các loại mầm bệnh; đem đến nguồn nước sạch và đảm bảo việc sử dụng nước sạch lâu dài; đảm bảo việc sử dụng có trách nhiệm đối với thức ăn chăn nuôi; và giải quyết các vấn đề về đa dạng sinh học.

Ngoài ra, tiêu chuẩn này xác định rằng sách hướng dẫn bao gồm cả quyền của người lao động và các cộng đồng địa phương chịu trách nhiệm đảm bảo rằng Tôm được chứng nhận bởi ASC được sản xuất trong điều kiện đáp ứng đầy đủ các trách nhiệm với xã hội.

Đào tạo các tổ chức chứng nhận

Trước khi tiến hành đánh giá tại các trại nuôi tôm, những chuyên gia của tổ chức đánh giá phải được đào tạo về quy trình đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn. Tổ chức đánh giá này phải hoàn thành quy trình đánh giá của bên thứ 3 là đơn vị được quản lý bởi Dịch vụ công nhận quốc tế.

Các trại nuôi tôm hiện nay đã có thể ký kết hợp đồng với các tổ chức chứng nhận và tiến hành đánh giá. Những cuộc đánh giá đầu tiên được trông đợi sẽ được xúc tiến vào tháng 5/ 2014 và sản phẩm Tôm đầu tiên được ASC chứng nhận được mong đợi xuất hiện vào cuối năm 2014.

Hỗ trợ từ IDH và WWF

ASC đang chủ động làm việc với nhà đồng sáng lập là Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) và Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH), nhằm giúp đỡ cho những nổ lực cải tiến việc nuôi tôm.

ASC làm việc chặt chẽ với văn phòng đại diện của WWF tại các địa phương, và sẽ hỗ trợ việc liên kết ngành công nghiệp thủy sản tại địa phương đó. WWF cũng đem lại thay đổi thông qua Dự Án Cải Tiến Thủy Sản toàn cầu (AIPs), là yếu tố hỗ trợ những người nuôi cá ứng dụng tốt những tiêu chuẩn của ASC và liên kết với những nhà sản xuất đáng tin cậy tại những thị trường mới.

IDH đã thiết lập một quỹ Chuyển Giao Giữa Các Nông Dân (FIT) nhằm kích thích và hỗ trợ việc sản xuất có trách nhiệm tại các trại nuôi tôm. Đối tác của chương trình này cùng với các nhà bán lẻ, dịch vụ thực phẩm và những tổ chức chuỗi cung ứng sẽ động viên, khuyến khích các nhà sản xuất nâng cao thực hành chăn nuôi và chủ động liên kết với chính quyền, ngành công nghiệp và những bên liên quan khác trong việc sản xuất tại các quốc gia. Những nông dân nuôi tôm nếu mong muốn có được chứng nhận của ASC, có thể nộp đơn đăng ký cho FIT – đồng sáng lập IDH.

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Flavio Corsin tại corsin@idhsustainabletrade.com

ASC phối hợp với các chương trình chứng nhận khác

ASC ko đơn độc trong vấn đề thúc đẩy việc cải thiện hiệu xuất nuôi tôm. ASC đang làm việc với Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) và GLOBALG.A.P nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc chứng nhận tại các trại nuôi tôm. Mặc dù những chương trình này bao gồm các nội dung khác nhau (như vấn đề về An toàn thực phẩm, về Quyền lợi động vật,..) và tất cả cấp bậc của những yêu cầu về môi trường và xã hội, tất cả lại đều có chung phần giao nhau. 3 tổ chức đã nhận thức được tính hiệu quả có thể đem đến qua việc hợp tác và nhận diện những phần giao nhau này và thông qua việc phát triển cơ cấu cho các đánh giá viên có thể tiến hành một cuộc đánh giá đơn lẻ đáp ứng nhiều hơn một chương trình. Và nhân tố chính của xu hướng này là khả năng tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho các nông dân, đồng thời giảm thiểu các tác động đến môi trường, xã hội một cách nhanh chóng.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm Thúc đẩy nuôi trồng thủy… Các quy tắc quốc tế về nuôi tôm có trách nhiệm Các quy tắc quốc tế…