Mô hình kinh tế Xuất khẩu nông, thủy sản bước tiến vượt bậc trong 10 năm qua
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Xuất khẩu nông, thủy sản bước tiến vượt bậc trong 10 năm qua

Ngày đăng 01/08/2015

Xuất khẩu nông, thủy sản bước tiến vượt bậc trong 10 năm qua

Trong nhóm hàng nông, thủy sản xuất khẩu, thủy sản là mặt hàng được đánh giá có kim ngạch và tỷ lệ tăng trưởng mạnh nhất. Hơn 10 năm qua, thủy sản Việt Nam liên tục tăng trưởng với doanh số xuất khẩu tăng gấp 4 lần, từ 2 tỷ USD năm 2002 đến xấp xỉ 8 tỷ USD năm 2014. Với kết quả đạt được trong năm 2014, các doanh nghiệp (DN) thủy sản Việt Nam đang hướng tới con số 10 tỷ USD vào năm 2020 theo mục tiêu chiến lược phát triển xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2010 - 2020 của Chính phủ, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 4 cường quốc đứng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới...

Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), thời gian qua, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, giá trị sản xuất và gia tăng thủy sản đã tăng liên tục trong thời gian dài, giá trị xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ cao, thu nhập và đời sống của cư dân thủy sản ngày một được cải thiện. Đến nay, chế biến thủy sản Việt Nam là ngành công nghiệp có tốc độ phát triển mạnh và ổn định, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Doanh số xuất khẩu thủy sản tăng liên tục qua các năm, với mức tăng khoảng 15 - 20%/năm. Thị trường xuất khẩu thủy sản không ngừng được mở rộng và tăng lên trên 150 thị trường, trong đó EU, Mỹ, Nhật Bản luôn đứng đầu về thị trường nhập thủy sản của Việt Nam. Điều đáng chú ý, dù liên tục phải đối mặt với các thách thức về nguyên liệu, thị trường và đặc biệt là rào cản thương mại nhưng các DN ngành thủy sản Việt Nam vẫn nỗ lực vượt qua để nâng kim ngạch tăng lên từng năm.

Tương tự như thủy sản, cà phê cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, trong suốt những năm qua, ngành cà phê đã có nhiều bước tiến vượt bậc. Từ năm 2000, với 734.000 tấn cà phê xuất khẩu, Việt Nam đã vượt qua Colombia để đứng ở vị trí thứ 2, và tới năm 2012, với lượng cà phê xuất khẩu đạt hơn 1,7 triệu tấn, Việt Nam lần đầu tiên “qua mặt” Brazil vươn lên dẫn đầu thế giới về khối lượng cà phê xuất khẩu. Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cà phê cũng đạt 3,62 tỷ USD, tăng 33,4% về khối lượng và tăng 33,2% về giá trị so với năm 2013, duy trì ở vị trí thứ 2, sau Brazil.

Đối với ngành điều, dù chưa thực sự đạt kim ngạch cao như thủy sản hay cà phê nhưng trong những năm qua cũng đã có sự phát triển mạnh mẽ. Ông Đặng Hoàng Giang - Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) - cho biết, năm 2006, lần đầu tiên ngành điều Việt Nam vượt qua Ấn Độ để trở thành nước xuất khẩu điều nhân số 1 thế giới. Năm 2010, ngành điều đã xuất khẩu được trên 190 ngàn tấn điều nhân các loại, với kim ngạch xuất khẩu 1,1 tỷ USD. Kể từ đó đến nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành luôn đạt 1,3 - 1,5 tỷ USD/năm. Dự kiến năm nay ngành điều sẽ đạt kim ngạch 2,3 tỷ USD, nếu tính cả sản phẩm phụ, sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao (điều chiên muối, bánh kẹo điều…) và tiếp tục duy trì vị trí xuất khẩu điều hàng đầu thế giới năm thứ 10 liên tiếp.

Ngoài các mặt hàng nói trên, gạo, tiêu, hoa quả cũng đạt được những thành quả nhất định trong quá trình xuất khẩu. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia, dù đạt được những con số ấn tượng nhưng các DN Việt Nam vẫn phải nỗ lực rất nhiều trong sân chơi hội nhập bởi cuộc chơi WTO coi như đã mở cửa toàn bộ. Sau năm 2016, hàng loạt hiệp định thương mại Việt Nam đã ký FTA với EU, Hàn Quốc, Nhật, TPP sẽ có hiệu lực và thị trường tương lai càng nhiều thách thức khi giá điện, chi phí nhân công, các chi phí xã hội ngày càng tăng... Muốn tồn tại các DN Việt phải tìm ra những hướng đi mới, phù hợp với tình hình và quan trọng là nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
7 tháng xuất khẩu thủy sản giảm 17% 7 tháng xuất khẩu thủy… Ngành chè Việt Nam nói không với thuốc bảo vệ thực vật Fipronil Ngành chè Việt Nam nói…