Tôm thẻ chân trắng Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trên Vùng Cát Ven Biển
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trên Vùng Cát Ven Biển

Ngày đăng 17/02/2011

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trên Vùng Cát Ven Biển

Nhằm hướng dẫn người dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, hạn chế về ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xảy ra khi nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát. Đồng thời thực hiện Quyết định số 1514/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2009 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt quy hoạch ngắn hạn nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng đất cát ven biển của huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Chi cục Nuôi trồng thủy sản hướng dẫn nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH BẮT BUỘC XÂY DỰNG AO NUÔI:

1. Hệ thống ao nuôi:

- Ao nuôi phải được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế, dựa trên bản thiết kế chi tiết đã được phê duyệt, diện tích ao nuôi từ 2000-3000m2/ao

- Bờ ao rộng 2m, độ sâu nước trong ao nuôi từ 1.5-2.m. Bờ  và đáy ao được lót bạc chống thấm HDPE loại tốt. Dọc bờ ao phải xây dựng 01 hố ga dạng hình hộp với kích thước 1.5m x 1m x 2m để đưa nước thải từ ao nuôi ra ao xử lý.

2. Hệ thống cấp nước mặn, lợ:

- Các tổ chức, cá nhân (Hộ nuôi) tham gia nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tuyệt đối không được đóng giếng nước ngọt tại vùng nuôi để lấy nước ngọt nhằm pha loãng độ mặn.

- Nước mặn, lợ được lấy trực tiếp từ biển hoặc mép ngoài đê bao biển, cách chân đê tối thiểu 5m. Mỗi cụm nuôi hoặc từng ao bố trí một trạm bơm hoặc máy bơm để bơm nước vào ao nuôi.

- Hệ thống cấp nước: Các chủ hộ khi xây dựng hệ thống cấp nước tránh chồng chéo gây cản trở giao thông. Tốt nhất mỗi cụm từ 6-10ao xây dựng một hệ thống cấp nước bằng đường ống chính D114-D200mm hoặc xây dựng mương cấp bằng bê tông (có thể xây bằng gạch). Từ hệ thống cấp này, mỗi ao có đường ống nhánh để cho nước vào ao nuôi.

- Hệ thống cung cấp nước (đường ống, máy bơm nước mặn, lợ...) phải được bố trí hợp lý. Toàn bộ hệ thống ao nuôi (kể cả ao chứa lắng, ao xử lý nước thải) được lót bạt chống thấm và đảm bảo cao trình phù hợp cho việc cấp và thoát nước hiệu quả, tránh nước thấm lậu xuống nền cát gây mặn hóa nước ngọt ngầm.

3. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải:

 Ao xử lý nước thải được bố trí theo cụm, mỗi ao nuôi có hệ thống thoát nước bằng ống PVC có đường kính từ 100-200mm được nối vào các hố ga xây dựng dọc theo bờ ao. Từ hố ga nước thải được thu gom về ao xử lý chung của từng cụm theo đường ống thoát (Φ từ 120-200mm) hoặc ống BTCT D300-400. Sau khi được lắng và xử lý đạt tiêu chuẩn, nước thải sẽ đưa ra biển bằng tuyến ống BTCT D600. Tuyến cống tiêu nước thải sẽ được bố trí âm dưới đất.

4.  Về cam kết bảo vệ môi trường:

Từng hộ nuôi phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường (theo biểu mẫu của phòng Tài nguyên & Môi trường huyện hướng dẫn) và nghiêm túc thực hiện theo cam kết.

II. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÙNG CÁT:

1. Chuẩn bị ao nuôi:

- Đối với ao mới xây dựng, trước hết cần bơm nước vào ao, rửa sạch bạt để loại độc tố từ bạt chống thấm vào môi trường nước. Sau đó tháo cạn nước để rửa ao.

- Ðối với ao đã nuôi tôm (phát triển tự phát nhưng nằm trong vùng quy hoạch và có cam kết bảo vệ môi trường), sau mỗi vụ nuôi cần nạo vét hết bùn dơ đưa vào khu xử lý chung để xử lý. Rửa sạch ao trước khi cấp nước.

2. Xử  lý nước:

Sau khi đã chuẩn bị ao xong, tiến hành bơm nước. Nước cấp vào ao phải được lọc bởi lưới lọc có kích thước nhỏ để ngăn ngừa trứng, các loài cá và các động vật khác vào ao nuôi. Sau khi cấp đủ nước vào ao nuôi, xử lý nước bằng các hóa chất diệt khuẩn như BKC, Iodin,... có sục khí. Sau thời gian xử lý từ 2-4 ngày (tùy từng loại hóa chất) thì có thể gây màu nước.

3. Gây màu nước:

- Có thể dùng các loại phân vô cơ, chế phẩm vi sinh, lên men nguyên liệu,...để gây màu nước.

- Màu nước tốt cho việc thả tôm giống là màu nâu hoặc màu vàng xanh.

- Gây màu nước nên được thực hiện trong thời tiết nắng ấm.

- Thời gian gây màu khoảng 4-5 ngày, chú ý khi màu nước trong ao lên tốt thì mới tiến hành thả giống.

- Trong quá trình xử lý và gây màu nước cần kiểm tra pH, độ kiềm...để điều khiển các yếu tố này nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi.

4. Chọn và thả tôm giống:

a. Chọn giống:

- Không mua tôm giống không rõ nguồn gốc và không có giấy chứng nhận kiểm dịch.

- Tôm giống nên mua ở những cơ sở có uy tín (con giống đồng đều, không nhiễm bệnh, chất lượng ổn định) như của công ty CP Việt Nam, công ty Việt Úc, công ty Anh Việt, công ty Trường Thịnh...

- Tôm giống cần được kiểm tra bệnh virus đốm trắng (WSSV), hội chứng Taura (TSV), bệnh MBV bằng phương pháp PCR trước khi mua. Tuyệt đối không mua đàn tôm giống  không rõ nguồn gốc, tôm giống bị dương (+) tính với WSSV, TSV và nhiễm MBV.

b. Thả tôm giống:

- Trước khi thả tôm cần kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, độ mặn...giữa trại giống và ao nuôi. Nếu có sự khác biệt thì phải điều chỉnh thích hợp để tránh sốc cho đàn giống.

- Giống nên thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối, lúc nhiệt độ thấp trong ngày. Tránh thả tôm khi trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc khi trời có mưa. Cần ngâm túi giống trong ao nuôi khoảng 10-15 phút sau đó thả tôm vào ao nuôi.

- Mật độ thả nuôi từ 100-150con/m2.

5. Chăm sóc, quản lý:

a. Quản lý thức ăn:

- Chủ hộ nuôi nên chọn các loại thức ăn có chất lượng tốt, các nhãn hiệu có uy tín và có thương hiệu trên thị trường để cho tôm ăn.

- Cho tôm ăn phải hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm, trạng thái hoạt động của tôm.

- Tính toán lượng thức ăn hằng ngày cho tôm dựa vào các yếu tố sau:

+ Kiểm tra lượng tôm trong ao,

+ Kích cỡ của tôm,

+ Tình trạng sức khỏe và quá trình lột xác của tôm,

+ Chất lượng nước trong ao,

+ Việc dùng thuốc và hóa chất trong thời gian qua.

- Số lần cho ăn từ 3-5 lần/ngày tùy theo điều kiện cụ thể.

- Trong quá trình cho tôm ăn cần bổ sung các chất dinh dưỡng vào thức ăn như vitamin C, các khoáng chất,...Tuyệt đối không được dùng các loại hóa chất và kháng sinh cấm trong ao nuôi tôm.

- Điều khiển thức ăn hợp lý thì hệ số thức ăn (FCR) thấp và nên ở phạm vi FCR=1 (sử dụng 1kg thức ăn thu được 1kg tôm thương phẩm).

- Thường xuyên dùng nhá, chài để kiểm tra thức ăn tiêu thụ hàng ngày và lượng tôm, kích cỡ tôm để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

b. Sục khí Oxy:

Nuôi tôm thẻ chân trắng với hình thức bán thâm canh, thâm canh đòi hỏi phải sục khí, quạt khí liên tục nhằm cung cấp đủ hàm lượng oxy hòa tan cho tôm nuôi. Thời gian sục khí, quạt khí tăng dần theo thời gian nuôi.

Ngưng sục khí trong khoảng thời gian cho tôm ăn.

6. Quản lý các yếu tố môi trường nước:

Yêu cầu các yếu tố môi trường, màu nước trong ao nuôi thích hợp và duy trì ổn định:

+ Nhiệt độ từ 20-32oC,

+ Độ mặn từ 5-30%o, tốt nhất từ 10-20%o,

+ pH từ 7.8 -8.5 và giao động sáng chiều không quá 0.5,

+ Oxy hòa tan duy trì trên 4mg/l,

+ Độ trong từ 30-50cm,

+ Màu nước xanh vàng, vàng nâu.

Do vậy, trong quá trình nuôi cần điều chỉnh các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi.

7. Phòng ngừa dịch bệnh:

Thường xuyên theo dõi các hoạt động của tôm hằng ngày, kiểm tra tăng trưởng  kết hợp kiểm tra dấu hiệu bệnh lý của tôm. Các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng là hội chứng Taura (TSV), bệnh đốm trắng (WSSV), các bệnh do vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật. Hạn chế bệnh trên tôm nuôi bằng biện pháp phòng ngừa tổng hợp liên quan đến cả quá trình tổ chức sản xuất từ khâu chọn con giống chất lượng, sạch bệnh đến quản lý tốt môi trường ao nuôi và cho ăn đúng phương pháp.

8. Thu hoạch

Sau thời gian nuôi từ 75-90 ngày, tôm nuôi đạt kích cỡ thương phẩm từ 60-100 con/kg thì tiến hành thu hoạch. Dùng te điện để thu tôm, tôm thu hoạch được rửa sạch và bảo quản lạnh ngay.

9. Hồ sơ ghi chép và thành lập các tổ quản lý:

a. Hồ sơ ghi chép:

Việc ghi chép và lưu giữ hồ sơ liên quan đến quá trình nuôi là rất quan trọng và cần thiết nhằm mục đích:

+ Phục vụ cho việc kiểm soát môi trường và dịch bệnh trong suốt vụ nuôi và để tích lũy kinh nghiệm cho vụ nuôi tiếp theo.

+ Phục vụ cho cơ quan thẩm quyền kiểm tra, đánh giá và phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Hộ nuôi cần lưu ý ghi chép các thông tin sau:

- Công tác cải tạo ao nuôi, chọn và thả giống.

- Theo dõi các diễn biến môi trường nước, tốc độ tăng trưởng, tình trạng sức khoẻ tôm nuôi, các biến đổi của thời tiết (mưa, gió, bão,...) nhằm quản lý, kiểm soát và có biện pháp kỹ thuật phù hợp.

- Ghi chép cụ thể việc sử dụng thuốc, hoá chất, thức ăn, thức ăn bổ sung và hiệu quả sử dụng.

b. Thành lập các tổ quản lý:

- Các nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát nên thành lập nhóm, tổ để cùng tổ chức sản xuất (mua tôm giống, bán sản phẩm...), đặc biệt là các hộ trong cùng cụm nuôi và khu vực sử dụng chung ao xử lý nước thải.

-  Nhóm, tổ cộng đồng cần tổ chức sản xuất đồng loạt trên tinh thần dân chủ, có trách nhiệm và nhất là việc cam kết bảo vệ môi trường chung, thực hiện nuôi theo đúng quy định.

Trên đây là hướng dẫn về nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát ven biển của Chi cục NTTS Quảng Nam, đề nghị các địa phương quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và phổ biến cụ thể đến từng vùng nuôi, người nuôi để việc tổ chức sản xuất đúng quy định và mang lại hiệu quả cao, hạn chế ô nhiễm môi trường.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Kinh Nghiệm Nuôi Tôm Thẻ… Kỹ Thuật Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thương Phẩm Kỹ Thuật Nuôi Tôm Thẻ…