Tin nông nghiệp Những điều cần biết về trồng bí ngô
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Những điều cần biết về trồng bí ngô

Tác giả KS Nguyễn Tiến Chinh, ngày đăng 03/12/2016

Những điều cần biết về trồng bí ngô

Bí ngô là cây cho sinh khối lớn, song cũng cần rất nhiều chất dinh dưỡng và đầy đủ, cân đối. Với năng suất 30 tấn/ha, cây bí lấy đi từ đất khoảng 125kg N, 60kg P2O5, 75kg K2O, 200kg CaO, 25kg SiO2, 10kg S và các chất vi lượng.

Đặc tính của cây bí ngô

Cây bí ngô (bí đỏ) dễ trồng, có thể trồng được trên nhiều chân đất, đặc biệt trên đất lúa sau khi thu hoạch lúa mùa sớm. Tùy theo khả năng về vốn và kỹ thuật thâm canh mà có thể trồng trên giàn, hoặc trồng bò trên đất.

Trong ảnh: Phân bón Văn Điển chứa đầy đủ cân đối đa, trung, vi lượng thiết yếu cho cây bí ngô  

Đặc điểm của cây bí là thân lá phát triển mạnh, nhiều nhánh, phân nhánh rất nhiều cấp. Ngoài rễ gốc, trên các đốt thân có thể ra rễ bất định. Bí có khả năng chịu hạn khá do thân lá rất nhiều lông và nhờ hệ rễ khá phát triển và thường ăn rộng, ăn nông.

Cây bí không chịu được ngập úng nhưng lại rất cần nước, cho nên phải chủ động hệ thống tưới tiêu nội đồng tốt. Trong mỗi thời kỳ sinh trưởng nên tưới tiêu hợp lý, bảo đảm đủ ẩm thì sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Bí ngô có thể trồng ở đất thịt vừa, hơi nặng, song tốt nhất ở trên đất thịt nhẹ và phù sa, pH thích hợp 6,5 - 8. Trên chân đất chua phải bón vôi và lân cải tạo đất, đồng thời đầu tư nhiều phân hữu cơ hoai mục và cân đối các chất dinh dưỡng trung vi lượng để có năng suất cao, chất lượng tốt.

Nếu bón phân đơn, hoặc phân NPK thông thường, cây bí thiếu các chất dinh dưỡng trung lượng như canxi, magie, silic, lưu huỳnh cùng các chất vi lượng như kẽm, bo, đồng, mangan, cây bí phát triển không cân đối, cây yếu, khả năng đậu quả kém, dễ nhiễm các loại sâu bệnh, vỏ quả mỏng, ruột nhiều, thời gian bảo quản ngắn.  

Cách chăm bón

Căn cứ nhu cầu dinh dưỡng cây trồng, Cty CP Phân bón Văn Điển đã cho ra các loại sản phẩm phân bón như sau:

Loại NPK 5:10:3 dạng viên có hàm lượng N 5%. P2O5 10%, K2O 3%, Mg 9%, SiO2 14%, CaO 15% và các chất B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… tổng hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng trên 60%.

Loại NPK 12:5:10 dạng viên có hàm lượng N 12%, P2O5 5%, K2O 10%, Mg 2%, SiO2 4%, CaO 5%... và các chất B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo … tổng hàm lượng các chất dinh dưỡng gần 50%.

Sử dụng mỗi sào bí ngô (360m2) khoảng 2 - 4 tạ phân hữu cơ ủ mục + 20 - 25kg NPK 5:10:3 chuyên bón lót (bón trước khi gieo hạt hoặc khi đặt bầu) và 25 - 35kg NPK 12:5:10 chuyên bón thúc.

Từ khi cây mọc đến khi cây ngả ngọn bò cần chú ý xới đất phá váng 2 - 3 lần kết hợp với vun gốc cho cây.

Bón thúc vào 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn cây có 5 - 6 lá và ngả ngọn bò, bón thúc mỗi sào 10 - 15kg NPK 12:5:10 để thúc cây vươn lóng và ngoi ngọn. Bón xa gốc 15 - 20cm, xới nhẹ kết hợp vun gốc

Giai đoạn ra hoa rộ, mỗi sào cần bón thúc thêm 7 - 10kg NPK 12:5:10 để tăng khả năng đậu quả và lấy lứa hoa tiếp theo.

Khi cây có quả rộ bón thêm 7 - 10kg NPK 12:5:10 để nuôi quả.

Phân bón Văn Điển chứa đầy đủ cân đối đa, trung, vi lượng thiết yếu cho cây bí ngô  

Ở nhiều địa phương, nông dân tranh thủ lấy ngọn, lá non và quả non đầu vụ sớm làm rau xanh, sau đó mới lấy bí già thì cần bón thêm 5 - 7kg phân bón thúc, vừa để thêm lứa quả cuối vụ, vừa giúp cây tốt bền và tăng năng suất, chất lượng quả lứa cuối. Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu các yếu tố dinh dưỡng cho cây bí đạt năng suất cao, chất lượng tốt.  

Chăm sóc khác

- Tưới nước: Không để ruộng bí quá ẩm để phát sinh bệnh phấn trắng. Nhưng giai đoạn bí ra hoa, đậu quả cần phải đủ nước để cây bí phát triển.

- Khi thân cây bí bò ra dài 50cm, thì lấy đất lấp lên ở vị trí các đốt. Cứ cách 1 - 2 đốt lại lấp chặn lên một đốt để cây ra nhiều rễ bất định, hướng cho ngọn bí bò từ hốc này qua hốc kia. Nếu cho bí leo thì sau đó mới nương dây cho bí bò lên giàn. Dùng lạt mềm buộc thân bí vào giàn, buộc ở vị trí dước nách lá.

- Bấm ngọn, thụ phấn bổ sung: Khi dây bí dài 1m thì bấm ngọn để cây ra nhiều nhánh; khi bí ra hoa rộ dùng hoa đực úp vào hoa cái vào lúc 7 - 9 giờ sáng để tăng đậu quả. Sau khi cây thụ phấn thì cần cắt bỏ bớt hoa đực, tỉa bỏ các nhánh con làm rau xanh, tỉa bỏ các lá già, lá sâu bệnh để tạo độ thông thoáng cho cây và tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Nếu trên cây đậu nhiều quả thì phải tỉa bớt quả non để tăng cường chất lượng cho các quả bí.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sự thật là Trung Quốc đang ăn nhiều rau, củ, quả của Việt Nam hơn Sự thật là Trung Quốc… Tạo vốn “mồi” giúp nông dân vươn lên làm giàu Tạo vốn “mồi” giúp nông…