Mô hình kinh tế Nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp - Nghệ An
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp - Nghệ An

Ngày đăng 27/08/2015

Nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp - Nghệ An

Với lợi thế về nguồn thức ăn từ hoa rừng, nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp (Quỳ Hợp, Nghệ An) đã phát triển rất nhanh chóng, trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình trong xã.

Những hình ảnh về nghề nuôi ong lấy mật ở Đồng Hợp.

Theo chân cán bộ xã Đồng Hợp, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi ong lấy mật của anh Nguyễn Văn Toàn (xóm Khe Mèn, xã Đồng Hợp) là người đã có kinh nghiệm nuôi ong lấy mật.

Anh Toàn chia sẻ: “Để nuôi được ong thì không phải nuôi theo bản năng mà cần có kỹ thuật và có chuyên gia hướng dẫn, phải thực sự chịu khó cần cù thì mới bám được với nghề này”.

Ong mật có đặc tính tổ chức bầy đàn rất cao và nhạy cảm với các tác động của ngoại cảnh như: thời tiết, ánh sáng và nhiệt độ. Người nuôi ong phải nắm bắt được các đặc tính cơ bản của ong, có các biện pháp thích hợp trong việc chống rét, chống nóng, thường xuyên vệ sinh thùng đảm bảo khô ráo và sạch sẽ. Có như vậy, đàn ong mới khoẻ mạnh và cho năng suất mật cao, chất lượng. Ong cũng thường hay bị bệnh nếu được chăm sóc không tốt. Một số chứng bệnh thường gặp của ong như bệnh thối trùng, bệnh cúm giò...

Tuy nhiên, theo chia sẻ của các hộ nuôi ong cho biết, với kinh nghiệm nuôi ong lâu năm thì có thể phát hiện và biết ong bị bệnh gì, từ đó có thuốc để điều trị phù hợp.

Để có chất lượng mật tốt, ngoài di chuyển đến những vùng có nhiều hoa thì việc cho ong mật ăn thêm thức ăn cũng được người nuôi hết sức coi trọng.

Theo anh Toàn thì hiện anh có tới 300 đàn ong, cứ 3 ngày anh lại cho ong ăn thức ăn (bột đậu tương quấy nhuyễn) một lần. Lượng thức ăn này cũng tùy thuộc vào lượng đàn ong và tùy thuộc vào lượng mật mà ong tự tìm kiếm được. Việc này chỉ có những người nuôi ong có kinh nghiệm lâu năm mới thực hiện được.

Việc khai thác mật ong cũng là một trong những công đoạn hết sức quan trọng, người nuôi ong phải kiểm tra thường xuyên xem những tổ ong nào có lượng mật vừa đủ. Sau đó thu gom những cầu mật .Dùng dao cạo nhẹ nhàng lớp sáp bám bên cạnh cầu ong. Sau đó bỏ những cầu ong vào máy quay tay để lọc mật ong sẽ cho ra những dòng mật ong sánh vàng màu hổ phách. Trung bình 4 - 5 tuần sẽ khai thác mật ông một lần. Mỗi lần như vậy khoảng 900 lít.

Khách hàng đến tận nơi mua mật ong về dùng dần. Hiện tại, mỗi lít mật ong có giá 70 đến 100 ngàn đồng. Bên cạnh bán lẻ, người nuôi ong lấy mật chủ yếu nhập cho Công ty ong ở Đắc Lắc. Mật ong được đựng trong những thùng nhựa kín, mỗi thùng nặng 50kg.

Anh Toàn cho biết: Trung bình mỗi năm anh nhập cho Công ty khoảng 10 lần, mỗi lần khoảng 900 lít mật ong. Ngoài ra còn thuê 6 - 7 công nhân, lương mỗi tháng 8 triệu đồng.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo giống Phát triển mạng lưới nhân… Ngành chăn nuôi sản xuất quy mô lớn nhiều ưu đãi vẫn kém hấp dẫn Ngành chăn nuôi sản xuất…