Cà phê Kỹ Thuật Tưới Hợp Lý Cho Cà Phê
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ Thuật Tưới Hợp Lý Cho Cà Phê

Ngày đăng 14/07/2012

Kỹ Thuật Tưới Hợp Lý Cho Cà Phê

Theo các nhà khoa học, do đặc điểm sinh học của cây cà phê, phần lớn lượng rễ tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt, chỉ sâu vào lòng đất từ 0 đến 30 cm, độ trùm của rễ biến động từ 0 đến 50 cm, nên có nhu cầu nước cao, chi phí tưới nước cho cà phê khá tốn kém, chiếm từ 25 đến 30% tổng chi phí.

Hàng năm, ở khu vực Tây Nguyên, cứ đến mùa khô là các hệ thống dự trữ nước của các địa phương đều khô cạn, mạch nước ngầm ngày càng cạn kiệt. Mặc dù biện pháp tưới nước có tính quyết định đến năng suất, nhưng hầu hết bà con nông dân các dân tộc trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên chỉ tưới nước theo kinh nghiệm, với hai hình thức tưới: tưới phun mưa hoặc tưới gốc đều sử dụng một lượng nước tưới rất cao, vượt từ 300 đến 400 lít nước cho một gốc/lần tưới so với yêu cầu của cây cà phê.

Điều này, không những gây lãng phí nước, nguồn tài nguyên quý của Tây Nguyên mà còn làm suy giảm độ phì nhiêu của đất do nhiều chất dinh dưỡng trong đất bị mang đi theo cùng với lượng nước dư thừa thấm xuống các tầng đất sâu hơn phạm vi hoạt động bộ rễ của cây cà phê.

Viện Khoa học kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên khuyến nghị đến các công ty, nông trường và nông dân các dân tộc trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên về tiến bộ kỹ thuật tưới nước và lượng nước hợp lý cho cây cà phê vối để mang lại hiệu quả kinh tế cao: Là xác định đúng thời điểm tưới nước lần đầu của vụ tưới (tưới đầu vụ) là rất quan trọng, tưới quá muộn (bắt đầu quá giới hạn chịu ẩm cho phép 25 đến 26%) làm cho cây cà phê khó phục hồi trạng thái khô héo để phát triển bình thường, thậm chí không phục hồi được.

Các nghiên cứu mới đây của Viện Khoa học kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên hợp tác với trường Đại học Leuven (Bỉ) cho thấy, có thể tưới nước tiết kiệm hơn mà vẫn bảo đảm năng suất, thậm chí còn đạt cao hơn. Ngay tại một số mô hình tưới nước trên diện tích cà phê trồng mới, với các dòng vô tính chọn lọc, năm đầu trồng mới chỉ cần tưới với lượng nước 120 lít/gốc/lần tưới, chu kỳ 20 đến 22 ngày và hai năm tiếp theo cũng chỉ cần tưới với lượng 240 lít/gốc/lần, chu kỳ 20 đến 22 ngày là đủ để cây phát triển bình thường trong mùa khô hạn.

Khi diện tích cà phê đã đưa vào kinh doanh ổn định, sau thu hoạch triển khai tưới với lượng nước cần tưới là 500 đến 600 lít/gốc/lần tưới, chu kỳ tưới 25 đến 30 ngày vẫn giúp cho cây cà phê phát triển tốt, đạt năng suất vụ sau từ 3 tấn đến 4 tấn cà phê nhân/ha trở lên (mỗi mùa khô, nhu cầu tưới nước cho cây cà phê 3 lần). Các mô hình tưới nước theo kỹ thuật mới này đã và đang áp dụng rộng rãi ở một số địa phương trọng điểm trồng cà phê vối của tỉnh Đắc Lắc.

Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng đang mùa khô, mùa tưới cho cây cà phê, người trồng cà phê nên áp dụng phương pháp tưới trên nhằm vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên nước, vừa đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kinh Nghiệm Tái Canh Cà Phê Đạt Hiệu Quả Kinh Nghiệm Tái Canh Cà… Liệu Pháp Phục Hồi Vùng Cà Phê Già Cỗi Tây Nguyên Liệu Pháp Phục Hồi Vùng…