Cây khóm Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 5
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 5

Ngày đăng 05/03/2013

Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 5

21. Lượng phần bón cho dứa bao nhiêu là vừa?

Lượng phân bón nhiều hay ít phụ thuộc và đất tốt hay xấu, mật độ trồng dãy hay thưa và cũng còn phụ thuộc vào giống dứa có chịu được phân bón hay không

Ở Đài Loan với giống dứa Sarawak, mặt độ trồng 20.000 cây/ ha đã bón cho dứa một lượng phân tiêu chuẩn cho một ha như sau:

Lượng bón cho dứa ở Đài Loan

Loại phân

Tổng lượng phân bón

Bón lót

Bón thúc (kg)

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 8

Tháng 9

Phân đóng

7500

7500

 

 

 

 

Khô dầu

375

375

112,5

 

112,5

 

Kali sunfat

375

150

72,5

72,5

72,5

72,5

Đạm sunfat

362,5

72,5

 

 

 

 

Supe lân

337,5

187,5

150

 

 

 

Tổng cộng phần bón trên có thể tính ra lượng phân nguyên chất sau đây: N = 142,25 kg; P2O5 = 78 kg; K2O = 193,1 kg.

Ở Hawai một vụ thu hoạch khá, họ bón cho một ha như sau:

N                     209 kg

P2O5                            55 kg

P2O5                            667 kg

CaO                 105 kg

Mactin và Prêvet có tính ớ Ghinê trên một ha trồng 38.500 cây muốn thu hoạch 55 tẩn để có quả nhỡ xuất tươi cần bón (hay trả lại cho đất) như sau:

N =205 kg

P =58 kg

K = 393 kg

CaO = ]21 kg

Mg =42 kg

Thôug thường gần đây để thu hoạch sản lượng cao và trọng lượng quả lớn để đại yêu cầu đóng hộp người ta bón cho một cây đứa trong một năm bón phân nguyên chất:8-14g N; 0,5g P; 10-20g K. Ở ta từ trước đến nay chưa có nhiều kinh nghiệm vể bón phân cho dứa. Chúng ta có thể tham khảo những tài liệu của các vùng sản xuất dứa tiên tiến trên thế giới

Phân hữu cơ : 8 – 10 tấn/ ha

Đạm sunfat : 300 -500 kg

Supe lân : l50 – 200 kg

Kali sunfat:200-300 kg

22. Nên bón lót và bón thúc cho dứa như thế nào ?

Cây dứa trong thời gian 6 tháng đầu sau trồng sinh trưởng rất chậm. Cần chú ý bón phân lót và bón loại phân có hiệu lực nhanh. Bón lót quyếr định thời gian sinh trưởng của cây nhanh hay chậm vì rễ cây mọc khỏc, sởm ra hoa kết quả.

Đối với dứa để lưu niên, trong năm có thể bón lót cho cây vào thời kỳ sau khi thu hoạch xong khoảng tháng 8, 9, 10, 11 càng bón sớm càng tốt. Bón lúc này nhằm tăng cường cung cấp dinh dưỡng để thúc đẩy chổi nách mọc nhanh và nhiều, chổi nách lớn cũng cường việc tống hợp chất hữu cơ, chuẩn bị cho vụ quả năm sau. Bón cho cây dứa càng sớm sẻ thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa (thường vào tháng 11, 12, 1), tăng tỷ lệ cây ra hoa.

Ảnh hưởng của bón lót đến sinh trưởng và phát dục của dứa Sarawak (cm)

Chỉ tiêu

Tán

cây

Quả

Tỷ lệ kết quả sau trong một năm

Công thức

Dài

Rộng

Dài

Rộng

Bón lót

125,1

62,4

6,9

12,1

18,6

55%

Không lót

107,7

57,6

5,1

10,8

15,4

14%

Có thể bón thúc cho dứa hai lần trong một năm vàohai thời kỳ sau:

2. Bón thúc cho quá trình phân hóa hoa để chuẩn bị ra hoa, bón vào tháng l2, l. 2 trước khi cây ra hoa. Bón lúc này còn làm cho chùm hoa có nhiều mắt, đặt cơ sở cho quá to.

2, Bón thúc cho quả phát triển. Bón sau khi hoa nở xong và kết hợp tỉa chổi ngọn. bón vào khoảng tháng 4,tháng 5. Nên bón lót 50% tổng lượng phân bón, còn mỗi đợt bón thúc 25% lượng phân. Nếu có điểu kiện nhân lực thì nên bón thúc một đợt nữa để quả lớn nhanh và nhiều chồi; thời gian bón vào tháng 5 -6với những giống chín muộn như giống Cayen thì đợt bón này cũng khá quan trọng.

23. Cách bón phân cho dứa thế nào tốt nhất?

Vì bộ rễ của cây dứa phát triển yếu, nông vả hẹp, cho nên rễ cây có thể tận dụng được phân bón, chúng ta nên bón nông, bón trực tiếp xung quanh gốc và nên bón nhiều lẩn. Thông thường có thể bón phân cho dứa theo cac cách sau đây:

- Bón rãnh: cày rãnh hai bên hàng dứa, bón phân xong lấp đất lại, kết hợp vun hàng cho dứa

Bón hốc: cuốc những hốc sâu trên dưới l0 cm, giữa hai hàng dứa bón phân rồi lấp đẩt.

Đối với phân hóa học dễ tan, người ta có thể hòa nước rồi tưới đều vào cây dứa

- Bón bằng thìa: Ở một số nơi có nghề trồng dứa phát triển như Poctorico, Ghinê, Hawai  đã phố biển dùng phương pháp bón bằng thìa, để bón phân hóa học trực tiếp vào gốc dứa. Người ta đã trộn một hỗn hợp các loại phân theo tỷ lệ khác nhau tùy theo tuổi cây rồi cho công nhân dùng thìa đổ vào gốc các lá sát mặt đất. Sau khi bón dùng ô tô có vòi phun hoặc cần tưới để tưới nước. Trong điểu kiện nhân công ít, không có phương tiện tưới, nên lợi dụng bón sau khi trời mới mưa xong. ớ các gốc lá này còn đọng nước sẽ không cần phải tưới.

Bằng phương pháp này vừa tiết kiệm được công mà hiệu lực phân bón lại rất cao. Một công nhân có thể bón 6.000-7.000 gốc một ngày, như thế một ha trồng mật độ 40.000 cây chỉ cần 6-8 công. Bón bằng thìa còn đáp ứng được nhu cầu phân bón của cây một cách thích đáng nhất, vì người ta chủ động trộn tỷ lệ N: P: K theo tuổi cây và kích thước các loại thìa to nhỏ phù hợp với tuổi cây.

Ở những nước có trình độ cơ giới hóa cao, người ta bón phân bằng máy và có thể phun phân lên lá để nâng cao hiệu quả của phân.

24. Có cần đánh tỉa chồi ngọn và chồi cuống cho dứa không?

Chổì ngọn và chổi cuống lấy đi một phần dinh dưỡng mà cây cung cấp cho quả. Do đó nếu để chồi ngọn và nhiều chồi cuống quả sẽ bé và phẩm chất không tốt. Vì vậy cần phải kịp thời tỉa bỏ chồi ngọn và chổi cuống cho quả để tập trung dinh dưỡng cho quả và nuôi các chối nách.

Hằng năm vào khoảng tháng 3 - 4 dương lịch, khi hoa đứa đã tàn l0-15 ngảy. chồi ngọn đã cao 4- 6 cm, là lúc bắt đầu tỉa chổi, chổi dứa đem về lại là một món rau ăn rất tốt, có thể xào, luộc, muối dưa đều rất ngon và hợp khẩu vị.

Quả dứa được đánh bỏ chồi ngọn phát triển cân đối,quả to, nặng cân, hình dáng quả đẹp, lõi bé. phẩm chất ngon.

Khi đánh chồi ngọn để lại hai vành dỏ trên đỉnh quả, qua thí nghiệm thấy nếu để lại 1-3 vành lá thì quả mau lành sẹo và tỷ lệ thối giảm đi.

Chú ý tỉa chổi vào những ngày nắng ráo để vết thương mau lành, tránh các loại nấm và vi khuẩn xâm nhập làm thối quả. Ở một số nước dùng MH (axit hydrazitmaleic) với nồng độ cao (2.000 – 3.000 ppm) dội vào đỉnh quả làm cho chổi sinh trưởng chậm hẳn lại, quả vẫn có một cái chổi ngọn vừa đẹp để xuất khẩu tươi nhưng không phát triển quá mạnh ảnh hưởng đến trọng lượng quả. Đánh tỉa chổi hoặc ức chế chồi phát triển, cả hai phương pháp này đều làm cho quả to hơn, phẩm chất tốt hơn.

Ảnh hưởng của việc đánh tỉa chồi đến năng suất

Chỉ Tiêu

Chiều dài quả

Đường kính quả

Trọng lượng bình quân quả

Năng suất

Công thức

Đánh chồi ngọn

14,36

10,51

0,765

13,77

Đánh chồi ngọn và chồi cuống

14,89

11,00

0,795

14,31

Để chồi

13,59

9,87

0,705

12,69

25. Trừ cỏ cho dứa như thể nảo?

Dứa rất sợ cỏ lấn át (nhất là cỏ tranh) vì vậy cần đặc biệt chú ý để trừ cỏ cho dứa ngay tử khi làm đất. Nếu không trừ  sạch cỏ trước khi trồng thì khi dứa đang sinh trưởng việc trừ cỏ sẽ rất khó khăn, tôn công và ảnh hưởng đến sinh trưởng của dứa. Nhiều khi công đầu tư cho trừ cỏ chiếm 20 - 30% giá thành.

Ở Ghinê, Hawai để tránh tác hại của cỏ dại đối với dứa người ta thường dùng một loại giấy để phủ cỏ giữ ẩm, loại giấy như giấy ni lông, thường thấy loại giấy có màu xám tro tốt hơn. Giẩy này một cuộn có chiều rộng 0,9- l,4 m, dài tới 180m, rải một lần có thể dũng được 3-4 năm, đến khi trồng lại sẽ thay giấy khác. Dùng giấy phủ gốc hạn chế hoàn toàn cỏ dại, lại giữ ẩm và điểu hòa nhiệt độ đất làm cho cây sinh trưởng tốt, năng suất có thể tăng tới 20-25%

Trong điều kiện ở ta muốn phòng trừ tác hại' của cỏ dại đối với dứa chúng ta tiến hành bằng các biện pháp sau:

a. Biện pháp canh tác

- Cảy bửa đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại trước khi trồng dứa.

Tăng mật độ dứa lên cũng hạn chế được cỏ dại. Cho thấy mật độ 5 vạn cây/ ha hạn chế được cỏ mọc so với mật độ 3.2 vạn cây/ ha,  2,5 vạn,  l vạn cây/ ha.

-Dùng rơm rạ, cỏ khô, cỏ tế… phủ vào gốc dứa một lớp dày 10 – l5 cm có thể hạn chế cỏ mọc trong thời gian tử 6 tháng trở lên.

b. Các biện pháp dùng thuốc hóa học

Hiệu quả cao nhất khi dung thuốc là xử lý vào đất trước khi trồng dứa. Nếu trồng vụ xuân, ta có thể cày bửa nhử cho cỏ mọc mẩm rồi xử lý thuốc, làm như vậy 2-3 lần rồi hãy trồng dứa thì hiệu quả tốt. Các loại thuốc trừ cỏ cho dứa trước khi trồng có thể dùng: dulapon 5 –l0 kg/ha; có thể kết hợp 2,4D: 2-3 kg/ ha, Simazin 3-4 kg/ ha, PCP natri 8-10 kg/ ha đểu có thể hạn chế có mọc trong vài ba tháng đầu. Sau khi xử lý đất một vài ngày có thể trồng dứa được ngay, không ảnh hướng gì đến sinh trưởng của cây. Còn việc dùng thuốc để phun trừ cỏ cho dứa đang sinh trưởng hiệu quả kém và có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, chú ý phun thuốc tránh tiếp xúc với cây dứa.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 6 Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm… Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 4 Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm…