Sò huyết Kỹ Thuật Nuôi Sò Huyết
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ Thuật Nuôi Sò Huyết

Ngày đăng 23/12/2012

Kỹ Thuật Nuôi Sò Huyết
Untitled Document<p>Sò huyết là đối tượng rất dễ nuôi, không cần cho ăn, khâu chăm sóc cũng đơn giản. Đặc biệt nuôi sò trong ao lắng nước còn có tác dụng duy trì chất lượng nước rất tốt và sò huyết lại lớn rất nhanh.</p><p><strong>I. Điều Kiện Bãi Nuôi</strong></p><p>- Chọn vị trí ít sóng gió và gần cửa sông để xây dựng bãi nuôi sò huyết.</p><p>- Chất đất của bãi nuôi tốt nhất là bùn mềm pha lẫn cát mịn, mặt bùn bằng phẳng, có màu vàng nâu, độ dày lớp bùn khoảng 3 – 6 cm, chất đất cát pha bùn với tỷ lệ bùn chiếm khoảng 70 – 80%. Yêu cầu dày hay mỏng tùy vào kích cỡ của sò giống.</p><p>- Bãi nuôi tốt nhất là tuyến triều thấp với thời gian phơi bãi ngắn từ 5 – 6 giờ/ngày.</p><p>- Muốn sò huyết sinh trưởng tốt, nước phải chứa nhiều thức ăn (mùn bã hữu cơ, thực vật phù du và vi sinh vật). Bãi nuôi nên chọn gần cửa sông để nước sông bổ sung dinh dưỡng cho bãi, nhưng cần chú ý đến sự biến thiên nồng độ muối để tránh ảnh hưởng đến sò huyết.</p><p><strong>- Yếu tố môi trường:</strong></p><p>+ Nhiệt độ thích hợp để nuôi sò huyết là 15 – 30 độ C.</p><p>+ Nhiệt độ lớn hơn 40 độ C hoặc dưới -2 độ C thì sò huyết bị chết.</p><p>+ Độ mặn của nước phù hợp là 10 – 20 %. Độ mặn 33% sẽ ảnh hưởng đến khả năng sống của sò.</p><p><strong>II. Xây Dựng Bãi Nuôi</strong></p><p>- Cần chọn nơi có bãi bằng phẳng, không bị ứ nước, nếu bãi quá rộng phải chia bãi ra thành từng ô nhỏ để dễ chăm sóc. Xung quanh bải nên chắn đăng hay lưới để ngăn chặn dịch hại và không cho sò huyết bò ra khỏi bãi.</p><p>- Trước khi nuôi cần làm vệ sinh mặt bãi, nhặt sạch tạp vật, nếu nền đáy cứng thì có thể xới cho xốp.</p><p><strong>Khi nuôi sò trong các đầm phải xây dựng một số hạng mục công trình như sau:</strong></p><p>+ Tiến hành đóng cột mốc ở 4 góc làm ranh giới quản lý. Dùng đăng tre hoặc lưới căng xung quanh bãi thành rào chắn để không cho sinh vật có hại xâm nhập vào bãi nuôi. Sau đó, dùng cây gỗ chắn chịu đựng nước, đường kính khoảng 10 – 15cm, dài 1,5 – 2m làm thành cọc, đóng thành hàng xung quanh bãi, mỗi cọc cách nhau 1m và đóng sâu 0,5m.</p><p>+ Dùng đăng lưới căng theo hàng dọc, chân đăng hoặc lưới cắm sâu dưới bùn độ 0,2m và cột chặt vào các cọc. Sửa sang bãi cho phẳng, không để ứ đọng nước, nhặt hết các tạp vật hại sò. Nếu bãi cứng phải cày bừa cho tơi xốp.</p><p>+ Cách nuôi này tuy đầu tư ít song lại không bền vững, hàng năm phải thay cọc, lưới hoặc đăng gây nhiều tốn kém.</p><p><strong>- Trường hợp nuôi kiên cố:</strong></p><p>+ Phải thiết kế bãi nuôi có hình chữ nhật và xây dựng theo các công trình. Bờ bao xung quanh bãi phải đắp chắc chắn, mặt bờ rộng khoảng 2 – 2,5m, dáy bờ 3-3,5m, chiều cao của bờ 1,2-1,5m. Xây dựng thêm mương bao xung quanh phía trong bờ bao. Thủy triều trước khi vào bãi qua mương được lọc lại bùn, cát và các tạp vật khác làm cho nước vào bãi trong sạch. Mương ngoài tác dụng là rào chắn không cho sinh vật có hại xâm nhập vào bãi còn có nhiệm vụ điều chỉnh nhiệt độ trên bãi nuôi.</p><p>+ Phía trước bãi nuôi và đối diện với cửa cống cấp nước xây một bờ ngăn cao khoảng 0,6m, bề mặt 0,6m, cách bãi nuôi chừng 1,5m và cách cửa cống 1,5m, mục đích làm phân tán dòng chảy, giảm lưu tốc chảy của nước từ cống cấp vào bãi để đảm bảo cho bãi nuôi không bị xói mòn.</p><p><strong>III. Chọn Giống</strong></p><p><strong>1. Nguồn giống</strong></p><p>Sò huyết giống hiện nay chủ yếu là lấy từ giống tự nhiên, cho nên trước khi tiến hành lấy giống cần phải điều tra, dự báo diện tích bãi giống, trữ lượng giống để có thể chủ động trong sản xuất. Xác định diện tích qua điều tra vùng phân bố của sò giống và xác định trữ lượng giống bằng cách lấy mẫu sinh lượng, dựa trên diện tích bãi giống và sinh lượng để tính ra trữ lượng giống.</p><p>Thời điểm lấy giống nên tiến hành khi phát hiện giống khoảng 10 – 15 ngày (giống cỡ 25 – 30 ngàn con/kg).</p><p><strong>Có hai cách lấy giống:</strong></p><p><strong>a) Lấy giống lúc bãi cạn</strong></p><p>Khi triều xướng lộ mặt bãi, dùng cào để cào lớp bùn trên mặt, sau đó dùng sàng, rổ để đãi bùn loại bỏ rác, tạp vật và lấy sò giống. Mỗi lần lấy giống xong phải san lại mặt bãi cho bằng phẳng để thu giống sò đợt sau.</p><p><strong>b) Lấy giống lúc bãi ngập nước</strong></p><p>Cách này qui mô hơn, thường tiến hành vào những ngày yên sóng hoặc lúc triều bắt đầu xuống, nhưng nước vẫn còn ngập bãi. Dụng cụ lấy giống gồm thuyền máy có lưới cào hoặc dùng cào tay, cào lớp bùn trên mặt để thu giống.</p><p><strong>2. Vận chuyển giống</strong></p><p>- Sau khi lấy giống, có thể vận chuyển giống bằng phương pháp giữ ẩm. Trong quá trình vận chuyển giống, tránh để sò huyết tiếp xúc với nước ngọt đặc biệt là nước mưa. Thời gian vận chuyển con giống không quá 6 giờ. Sò huyết giống được đựng trong cập đệm hoặc bao bố, để nơi thoáng mát, vận chuyển bằng xe hoặc tàu thuyền, thường xuyên tưới nước biển lên các bao đựng sò giống để huyết giống dễ hô hấp.</p><p>- Ở nhiệt độ thấp thì thời gian cho phép để vận chuyển lâu hơn và tỉ lệ sống cao hơn.</p><p><strong>IV. Kỹ Thuật Thả Giống</strong></p><p><strong>1. Thả giống</strong></p><p><strong>- Mật độ thả:</strong> mật độ thả giống tùy thuộc vào kích cỡ sò huyết.</p><p>+ Đối với sò giống có kích cỡ trên 60.000 con/kg thì mỗi ha thả khoảng 180 – 300 triệu con.</p><p>+ Đối với sò giống cỡ 40.000 con/kg thì thả lượng giống là 135 – 150 triệu con/ha.</p><p>+ Đối với sò giống cỡ dưới 20.000 con/kg thì thả khoảng 72 – 108 triệu con/ha.</p><p><strong>- Thời điểm thả giống:</strong> thời điểm thả giống phải thích hợp, không được thả khi thủy triều rút mạnh, tránh sò bị cuốn trôi ra biển. Thời vụ thả giống từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch là thích hợp nhất. Nên thả giống lúc sáng sớm, để sò có thời gian chui xuống bùn, Có thể dùng thuyền để rải giống đều khắp mặt vuông (hoặc ao lắng).</p><p><strong>Lưu ý:</strong> quyết định mật độ thả con giống dựa vào những nguyên tắc sau:</p><p>- Triệt để tận dụng khả năng sản xuất tại vùng biển có đầm nuôi sò, nơi mà phần lớn các yếu tố hữu quan đều không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của sò.</p><p>- Sò giống nếu thả quá dày thì lượng thức ăn cung cấp cho sò không đủ, làm hạn chế tốc độ sinh trưởng, ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch. Mật độ thả giống phụ thuộc vào điều kiện của vùng nuôi và phụ thuộc vào kích cỡ con giống, đặc điểm từng vùng.</p><p><strong>Trung bình nên thả sò với số lượng như sau:</strong></p><p><strong>2. San thưa sò giống</strong></p><p>- Trong quá trình nuôi dưỡng, phải tiến hành san thưa sò giống. Lần san thưa đầu tiên là khi sò giống mới được khai thác. Sau khi rửa sạch, chia nhỏ số lượng để thả nuôi trở lại.</p><p>- Làm sạch thực chất là hình thức tập luyện cho sò giống thích ứng với hoàn cảnh mới, hơn nữa loại bỏ được những sinh vật gây hại cho loại ốc ngọt.</p><p>- Nuôi thưa có thể thực hiện bằng cách mở rộng diện tích, hoặc di chuyển một bộ phận sò giống đến nơi khác nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của sò.</p><p>- Sò giống sống ở tầng mặt, chiều dài trung bình khoảng 0,5 – 0,6cm, độ sâu của huyệt khoảng 0,5cm, về sau tùy thuộc vào sự tăng trưởng của từng cá thể mà độ nông sâu của huyệt sẽ khác nhau.</p><p>- Sò giống có khả năng di chuyển ngang mặt nước, chúng di chuyển nhiều nhất khi có kích cỡ dưới 0,1 cm, lúc này người nuôi sò phải để ý xem sự phân bố của sò giống có đều hay không, tránh trường hợp sò bị túm tụm quá nhiều sẽ tìm cách di chuyển ra khỏi đầm nuôi.</p><p><strong>V. Chăm Sóc Và Quản Lý</strong></p><p>- Trong quá trình nuôi cần chú ý đến sự thay đổi các yếu tố của môi trường nước, nhất là nồng độ muối. Vào mùa mưa ở các vùng gần cửa sông, nồng độ muối thường giảm đột ngột ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của sò.</p><p><strong>- Màu sắc của bải nuôi và sự sinh trưởng của sò có liên quan theo một quy luật:</strong></p><p>+ Mặt bãi màu đen hoặc nơi nâu sẽ có nhiều sinh vật làm thức ăn cho sò, giúp sò huyết sinh trưởng nhanh.</p><p>+ Mặt bãi màu xanh hoặc vàng, chứng tỏ các loại tảo đáy mọc dày, không có lợi cho sò huyết.</p><p>+ Mặt bãi màu trắng, chứng tỏ có sóng lớn cuốn trôi bùn ra khỏi bãi.</p><p>- Hàng ngày nên thường xuyên kiểm tra bãi sò, các hệ thống lưới, đăng chắn…để kịp thời sửa chữa nhằm hạn chế những bất lợi cho hoạt động sống của sò huyết.</p><p>- Trong quá trình nuôi nên định kỳ cào sò xung quanh lưới chắn để san thưa, vì sò thường tập trung xung quanh lưới chắn. Việc cào sò để san thưa cũng giúp tiêu diệt được dịch hại.</p><p><strong>VII. Thu Hoạch</strong></p><p>- Sò huyết nuôi khoảng 1 năm thì có thể thu hoạch. Kích cỡ sò huyết thu hoạch phổ biến là 40 – 60 con/kg.</p><p><strong>- Cách thu hoạch sò:</strong> dùng cào tay hoặc cào máy để thu hoạch và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.</p><p>- Việc thu hoạch có thể tiến hành quanh năm, tùy theo thị trường, nhưng tốt nhất nên thu hoạch vào thời điểm sò thành thục sinh dục sẽ cho sản phẩm có chất lượng cao.</p>

Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ Thuật Nuôi Sò Huyết (Phần 1) Kỹ Thuật Nuôi Sò Huyết… Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết Đặc Điểm Sinh Học Của…