Chuối Kỹ Thuật Gieo Trồng Cây Chuối Nam Mỹ
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ Thuật Gieo Trồng Cây Chuối Nam Mỹ

Ngày đăng 10/02/2012

Kỹ Thuật Gieo Trồng Cây Chuối Nam Mỹ

1. Chọn đất trồng cho chuối Nam Mỹ

Đất trồng chuối Nam Mỹ phải tơi xốp, lớp đất dày, phì nhiêu, mạch nước ngầm thấp, thuận lợi cho việc tưới tiêu, ánh sáng mặt trời và không khí phải đầy đủ, thuận tiện cho việc vận chuyển.

2. Xới đất

a. Làm đất:

Hiện nay, việc trồng chuối chủ yếu trồng ở đồng ruộng, vì mạch nước ngầm ở những nơi này cao, tưới tiêu không đúng lúc làm cho độ cao mạch nước ngầm bị giảm đi. Việc tưới tiêu đúng lúc là mấu chốt, vì thế, nên ứng dụng phương pháp đào rãnh sâu để làm đất. Trước tiên phải thu dọn lá khô và rác thải, sau đó xới đất lên và cho phơi nắng. Thời gian phơi nắng tốt nhất từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng. Sau khi phơi, tiếp tục đào rãnh và xới đất để cho không khí được lưu thông dễ dàng hơn, hướng của rãnh phải song song với hướng gió, chiều rộng cả rãnh và bờ bao là 2,5-2,7m, chiều rộng rãnh là 50-60cm, chiều sâu khoảng 50cm, chiều rộng và chiều sâu giữa hai đường rãnh phải tương đối so với độ rộng hẹp, đến khi cây nở hoa thì dùng làm hố bón phân.

b. Bón phân và đào hố:

Để đạt sản lượng cao, bắt buộc phải có đủ lượng phân bón. Phân bón chiếm 20% trong quá trình sinh trưởng. Phân bón chủ yếu là phân hữu cơ như phân gà, phân heo bò, bùn, phải thêm vào phân lân và một ít vôi. Thông thường, trước ngày trồng 15 ngày phải đào hố, hố đào ngay giữa bờ bao, mỗi hố cách nhau 2m, như vậy một hecta đất trồng được 2300-2400 cây. Kích thước hố 60x60x60cm, chiều sâu phụ thuộc vào độ cao thấp của mạch nước ngầm. Nếu mạch nước ngầm thấp, hố đào sâu hơn, ngược lại nếu mạch nước ngầm cao, hố phải đào cạn hơn.

3. Lựa chọn giống và gieo trồng

a. Lựa chọn giống:

Giống chuối Nam Mỹ phải là loại giống được bồi dưỡng, phải bảo đảm độ thuần của giống, giống phải được kiểm dịch, không mang mầm bệnh, Những bộ phận này đồng thời có kỹ thuật cao, gieo trồng được giống tốt, dịch vụ hậu mãi tốt. Chọn ra 6-8 lá non, tán lá khỏe, tán cao khoảng 8-10cm, màu xanh tươi, không bị biến dị, không bị sâu bệnh. Trước ngày gieo trồng 2-3 ngày phải phun 600 omethoate.

b. Gieo trồng đại trà:

Trước khi gieo trồng phải bón phân đầy đủ, mỗi hố bón 20-25kg, dùng phân gia cầm, phân heo bò là tốt nhất, phân bón được trộn với đất trồng ở phía đáy hố, sau đó thêm 1 lớp đất 15cm ở phía trên. Vì giống chuối được nuôi dưỡng nên rất nhỏ và non, rễ rất mỏng manh, khả năng xuyên thấu thấp, vì vậy đất trồng phải tơi xốp. Sinh trưởng nhanh ở giai đoạn đầu, tùy theo tình hình sinh trưởng, đến một giai đoạn nhất định, mầm sẽ nhú lên mặt đất. Trong lúc làm đất phải để dành một ít đất cho việc bồi đắp sau này.

4. Cách phân bố cây trồng

Cây phải được phân bố đồng đều giữa hai bờ bao, với kích thước giữa các cây và bờ bao như sau:

5. Phân bón

Vào thời gian đầu, giống chuối được nuôi dưỡng trong ống nghiệm non yếu, khả năng hấp thụ kém, trên nguyên tắc bón nhiều lần ít phân. Sau khi trồng, khi hai lá mọc ra thì không nên bón phân vào thời điểm này, chủ yếu tưới nước, tưới vào buổi sáng sớm hay lúc 4-5 giờ chiều. Và không được tưới từ trên đỉnh cây xuống, phải tưới xung quanh cây. Khi đã mọc thêm 1-2 lá, khi tán lá cao khoảng 50cm thì có thể bón phân, dùng 2 lượng hợp chất, urê 100 lít theo tỷ lệ 1:1:1, mỗi cây tưới từ 0,5-1kg, có thể dùng nước phân loãng để tưới, mỗi tuần tưới 1 lần, khi tán lá mọc cao hơn 50cm, bắt đầu bón phân bằng cách rắc đều, chủ yếu là phân bón hợp chất, kết hợp với việc bồi đất. Theo dõi tình hình sinh trưởng của cây, bón trên bề mặt lá cây, để sự sinh trưởng được đồng nhất. Sau khi trồng khoảng 6 tháng, lá mọc khoảng 25 lá, tán lá cao khoảng 150cm, cây chuối bắt đầu bước vào giai đoạn phân hóa cây con, lúc phân hóa cây con đến khi nở hoa khoảng 30 ngày, giai đoạn này là giai đoạn quyết định sản lượng chuối, lá cây phải được duy trì màu xanh, dày, không sâu bệnh, tán lá chắc khỏe.

Bước vào giai đoạn phân hóa cây con, sự hấp thụ phân bón của cây chuối rất mạnh, vì vậy cần bón phân nhiều hơn, lượng phân bón chiếm 30% tổng lượng phân bón trong cả thời kỳ sinh trưởng. Giai đoạn này, bón phân bằng phương pháp bón hố, trước khi bón phân 2-3 ngày, phải đào một hố 150x40x40cm giữa 2 cây chuối. sau đó lấy phân gia súc như phân heo, phân bò trộn với 1,5kg hợp chất phân bón theo tỷ lệ 1:1:1 bón vào hố, đắp 1 lớp đất 10cm. Sau khi gieo trồng 8 tháng, cây chuối bắt đầu bước vào giai đoạn nở hoa, thời gian này phải chăm sóc thật tốt, thường xuyên kiểm tra tình trạng cây nở hoa, đề phòng tán lá đè trúng nụ hoa. Từ lúc nở hoa đến lúc hoa rụng khoảng 1 tháng. Trong giai đoạn này, chủ yếu là phải bón phân trên bề mặt lá, dựa vào tình hình phát triển của cây chuối mà phun thuốc, nhằm giảm thiểu trọng lượng nải đầu quài và cuối quài, mỗi quài chuối gồm 8-9 nải là phù hợp nhất. Từ lúc nở hoa cho đến lúc hoa rụng, lượng phân bón chiếm khoảng 10% tổng lượng phân bón trong quá trình sinh trưởng, quá trình bón phân thời kỳ hoa rụng tác động trực tiếp đến chất lượng quả chuối, phải bảo đảm lá xanh nhiều, chất dinh dưỡng đủ (lượng phân bón chiếm 20% thời kỳ sinh trưởng), tùy vào tình hình sinh trưởng của cây mà tiến hành bón hố.

Chuối Nam Mỹ tán lá rộng, lượng hơi nước bài tiết nhiều. Đa số rễ phân bố dưới lớp đất có phân, cần đầy đủ lượng nước, nhưng lại rất nhạy cảm với sự ngập úng. Vì thế, bắt buộc phải có hệ thống tưới tiêu một cách khoa học. Có 3 cách tưới tiêu cho cây chuối, trong đó tưới tiêu bằng cách tưới xả là thích hợp nhất, là cho nước vào trong đường rãnh, sau đó dùng sức người hoặc máy móc tưới lên trên bề mặt đường rãnh hoặc hố, để cho đất trồng chứa khoảng 65% nước, sau đó xả nước ra ngoài, không được trữ nước quá lâu, nếu không rễ cây sẽ bị hư úng. Thời gian tưới tiêu dựa vào mật độ chứa nước của đất trồng, cách đơn giản để nhận biết được là lấy đất phía dưới 25cm, dùng tay nhào nặn, nếu đất khô xốp phải tiến hành tưới tiêu, nếu đất dẻo và dính tay, nhào nặn thành cục là đất chứa quá nhiều nước, phải tiến hành thải nước, giảm thiểu nước ở mạch nước ngầm.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Những sâu bệnh chủ yếu của cây chuối Nam Mỹ mang đặc tính sau:

a. Cây chuối sinh trưởng chậm, lùn thấp:

Lá cây thẳng không cong và hẹp, thân chuối có những đường vân màu xanh đậm, rễ hư có màu tím, không nở hoa hoặc trái nhỏ, sau cùng cây sẽ chết.b. Bệnh thúi lá:

Biểu hiện của cây là lá bị thối rữa, tán lá cong & nhăn, khi nở hoa, trên nhụy sẽ có những đừng vân màu vàng, quả không phát triển, không mang lại giá trị kinh tế.

Hai loại bệnh nói trên hiện thời vẫn chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu là đề phòng, nếu phát hiện cây bệnh, phải đốn bỏ và dùng vôi bón vào hố cây để tiêu diệt mầm bệnh. Hai loại bệnh này do sâu bệnh lây lan, muốn phòng bệnh phải loại bỏ sâu bệnh, tiêu diệt hoàn toàn những mầm mống bệnh.
c. Bệnh đốm lá:

Chủ yếu là bệnh đốm lá úa. Khi cây chuối mang bệnh này, nếu không phòng trừ kịp thời sẽ xuất hiện hiện tượng lá cây mau héo, một ít lá cây hoặc toàn bộ lá cây sẽ héo úa và rụng. Nếu nghiêm trọng, sẽ ảnh hưởng đến sản lượng cây. Cách phòng bệnh chủ yếu: Trước tiên phải thu dọn những tán cây héo úa, nhất là vào mùa đông và mùa xuân; ngoài ra phải phân bố cây trồng hợp lý để cây có thể thoát hơi. Tiếp đó phải dùng thuốc phòng trừ đúng, dùng 25% thuốc titl 1500 phun xịt.

d. Cây sẽ nổi những đốm đen, ảnh hưởng đến lá cây và quả:

Những bộ phận bị bệnh sẽ có đốm đen, trong đốm đen có những nốt đen nhỏ. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến quả, khi nhiệt độ cao, độ ẩm cao và thoát hơi kém thì sẽ dẫn đến bệnh. Vùng cây bị bệnh sẽ nổi những đốm màu nâu, sau đó càng ngày lớn dần, nếu nghiêm trọng cây chuối sẽ bị thối rữa. Cách loại bỏ bệnh: Phun 75% chlorothalonil 800-1000, 50% carbendazim 800.

e. Cây bị hại bởi sâu nhỏ:

Buổi sáng sâu sẽ lẩn trong đất đến buổi tối sâu bò lên, cắn đứt những mầm non của cây. Biện pháp phòng trừ chủ yếu: Phải dọn sạch những lá cây héo, cỏ dại.

f. Sâu bệnh của cây chuối:

Sâu bọ sẽ ăn phần thân cây, tán cây, làm trở ngại việc hấp thụ nước và chất dinh dưỡng. Cách phòng bệnh:

Dọn bỏ những tán cây bị héo úa. Diệt sâu bệnh.

Đốn bỏ những gốc chuối lâu năm.

Dùng thuốc trừ sâu phun từ trên cây xuống phía dưới.

g. Sâu cuốn lá:

Loại sâu này sẽ làm cho lá cuốn lại thành búp, ăn lá cây, làm giảm thiểu diện tích bề mặt lá, ảnh hưởng quá trình quang hợp. Phương pháp phòng trừ:

Dọn dẹp vệ sinh, dọn bỏ những lá cuốn.

Dùng tay ngắt bỏ lá cuốn hoặc dùng cây tre nhỏ mở lá cuốn ra & diệt sâu.

Dùng thuốc xịt vào buổi chiều tối hoặc vào lúc trời râm mát.1. Chọn đất trồng cho chuối Nam Mỹ

Đất trồng chuối Nam Mỹ phải tơi xốp, lớp đất dày, phì nhiêu, mạch nước ngầm thấp, thuận lợi cho việc tưới tiêu, ánh sáng mặt trời và không khí phải đầy đủ, thuận tiện cho việc vận chuyển.

2. Xới đất

a. Làm đất:

Hiện nay, việc trồng chuối chủ yếu trồng ở đồng ruộng, vì mạch nước ngầm ở những nơi này cao, tưới tiêu không đúng lúc làm cho độ cao mạch nước ngầm bị giảm đi. Việc tưới tiêu đúng lúc là mấu chốt, vì thế, nên ứng dụng phương pháp đào rãnh sâu để làm đất. Trước tiên phải thu dọn lá khô và rác thải, sau đó xới đất lên và cho phơi nắng. Thời gian phơi nắng tốt nhất từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng. Sau khi phơi, tiếp tục đào rãnh và xới đất để cho không khí được lưu thông dễ dàng hơn, hướng của rãnh phải song song với hướng gió, chiều rộng cả rãnh và bờ bao là 2,5-2,7m, chiều rộng rãnh là 50-60cm, chiều sâu khoảng 50cm, chiều rộng và chiều sâu giữa hai đường rãnh phải tương đối so với độ rộng hẹp, đến khi cây nở hoa thì dùng làm hố bón phân.

b. Bón phân và đào hố:

Để đạt sản lượng cao, bắt buộc phải có đủ lượng phân bón. Phân bón chiếm 20% trong quá trình sinh trưởng. Phân bón chủ yếu là phân hữu cơ như phân gà, phân heo bò, bùn, phải thêm vào phân lân và một ít vôi. Thông thường, trước ngày trồng 15 ngày phải đào hố, hố đào ngay giữa bờ bao, mỗi hố cách nhau 2m, như vậy một hecta đất trồng được 2300-2400 cây. Kích thước hố 60x60x60cm, chiều sâu phụ thuộc vào độ cao thấp của mạch nước ngầm. Nếu mạch nước ngầm thấp, hố đào sâu hơn, ngược lại nếu mạch nước ngầm cao, hố phải đào cạn hơn.

3. Lựa chọn giống và gieo trồng

a. Lựa chọn giống:

Giống chuối Nam Mỹ phải là loại giống được bồi dưỡng, phải bảo đảm độ thuần của giống, giống phải được kiểm dịch, không mang mầm bệnh, Những bộ phận này đồng thời có kỹ thuật cao, gieo trồng được giống tốt, dịch vụ hậu mãi tốt. Chọn ra 6-8 lá non, tán lá khỏe, tán cao khoảng 8-10cm, màu xanh tươi, không bị biến dị, không bị sâu bệnh. Trước ngày gieo trồng 2-3 ngày phải phun 600 omethoate.

b. Gieo trồng đại trà:

Trước khi gieo trồng phải bón phân đầy đủ, mỗi hố bón 20-25kg, dùng phân gia cầm, phân heo bò là tốt nhất, phân bón được trộn với đất trồng ở phía đáy hố, sau đó thêm 1 lớp đất 15cm ở phía trên. Vì giống chuối được nuôi dưỡng nên rất nhỏ và non, rễ rất mỏng manh, khả năng xuyên thấu thấp, vì vậy đất trồng phải tơi xốp. Sinh trưởng nhanh ở giai đoạn đầu, tùy theo tình hình sinh trưởng, đến một giai đoạn nhất định, mầm sẽ nhú lên mặt đất. Trong lúc làm đất phải để dành một ít đất cho việc bồi đắp sau này.

4. Cách phân bố cây trồng

Cây phải được phân bố đồng đều giữa hai bờ bao, với kích thước giữa các cây và bờ bao như sau:

5. Phân bón

Vào thời gian đầu, giống chuối được nuôi dưỡng trong ống nghiệm non yếu, khả năng hấp thụ kém, trên nguyên tắc bón nhiều lần ít phân. Sau khi trồng, khi hai lá mọc ra thì không nên bón phân vào thời điểm này, chủ yếu tưới nước, tưới vào buổi sáng sớm hay lúc 4-5 giờ chiều. Và không được tưới từ trên đỉnh cây xuống, phải tưới xung quanh cây. Khi đã mọc thêm 1-2 lá, khi tán lá cao khoảng 50cm thì có thể bón phân, dùng 2 lượng hợp chất, urê 100 lít theo tỷ lệ 1:1:1, mỗi cây tưới từ 0,5-1kg, có thể dùng nước phân loãng để tưới, mỗi tuần tưới 1 lần, khi tán lá mọc cao hơn 50cm, bắt đầu bón phân bằng cách rắc đều, chủ yếu là phân bón hợp chất, kết hợp với việc bồi đất. Theo dõi tình hình sinh trưởng của cây, bón trên bề mặt lá cây, để sự sinh trưởng được đồng nhất. Sau khi trồng khoảng 6 tháng, lá mọc khoảng 25 lá, tán lá cao khoảng 150cm, cây chuối bắt đầu bước vào giai đoạn phân hóa cây con, lúc phân hóa cây con đến khi nở hoa khoảng 30 ngày, giai đoạn này là giai đoạn quyết định sản lượng chuối, lá cây phải được duy trì màu xanh, dày, không sâu bệnh, tán lá chắc khỏe.

Bước vào giai đoạn phân hóa cây con, sự hấp thụ phân bón của cây chuối rất mạnh, vì vậy cần bón phân nhiều hơn, lượng phân bón chiếm 30% tổng lượng phân bón trong cả thời kỳ sinh trưởng. Giai đoạn này, bón phân bằng phương pháp bón hố, trước khi bón phân 2-3 ngày, phải đào một hố 150x40x40cm giữa 2 cây chuối. sau đó lấy phân gia súc như phân heo, phân bò trộn với 1,5kg hợp chất phân bón theo tỷ lệ 1:1:1 bón vào hố, đắp 1 lớp đất 10cm. Sau khi gieo trồng 8 tháng, cây chuối bắt đầu bước vào giai đoạn nở hoa, thời gian này phải chăm sóc thật tốt, thường xuyên kiểm tra tình trạng cây nở hoa, đề phòng tán lá đè trúng nụ hoa. Từ lúc nở hoa đến lúc hoa rụng khoảng 1 tháng. Trong giai đoạn này, chủ yếu là phải bón phân trên bề mặt lá, dựa vào tình hình phát triển của cây chuối mà phun thuốc, nhằm giảm thiểu trọng lượng nải đầu quài và cuối quài, mỗi quài chuối gồm 8-9 nải là phù hợp nhất. Từ lúc nở hoa cho đến lúc hoa rụng, lượng phân bón chiếm khoảng 10% tổng lượng phân bón trong quá trình sinh trưởng, quá trình bón phân thời kỳ hoa rụng tác động trực tiếp đến chất lượng quả chuối, phải bảo đảm lá xanh nhiều, chất dinh dưỡng đủ (lượng phân bón chiếm 20% thời kỳ sinh trưởng), tùy vào tình hình sinh trưởng của cây mà tiến hành bón hố.

Chuối Nam Mỹ tán lá rộng, lượng hơi nước bài tiết nhiều. Đa số rễ phân bố dưới lớp đất có phân, cần đầy đủ lượng nước, nhưng lại rất nhạy cảm với sự ngập úng. Vì thế, bắt buộc phải có hệ thống tưới tiêu một cách khoa học. Có 3 cách tưới tiêu cho cây chuối, trong đó tưới tiêu bằng cách tưới xả là thích hợp nhất, là cho nước vào trong đường rãnh, sau đó dùng sức người hoặc máy móc tưới lên trên bề mặt đường rãnh hoặc hố, để cho đất trồng chứa khoảng 65% nước, sau đó xả nước ra ngoài, không được trữ nước quá lâu, nếu không rễ cây sẽ bị hư úng. Thời gian tưới tiêu dựa vào mật độ chứa nước của đất trồng, cách đơn giản để nhận biết được là lấy đất phía dưới 25cm, dùng tay nhào nặn, nếu đất khô xốp phải tiến hành tưới tiêu, nếu đất dẻo và dính tay, nhào nặn thành cục là đất chứa quá nhiều nước, phải tiến hành thải nước, giảm thiểu nước ở mạch nước ngầm.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Những sâu bệnh chủ yếu của cây chuối Nam Mỹ mang đặc tính sau:

a. Cây chuối sinh trưởng chậm, lùn thấp:

Lá cây thẳng không cong và hẹp, thân chuối có những đường vân màu xanh đậm, rễ hư có màu tím, không nở hoa hoặc trái nhỏ, sau cùng cây sẽ chết.b. Bệnh thúi lá:

Biểu hiện của cây là lá bị thối rữa, tán lá cong & nhăn, khi nở hoa, trên nhụy sẽ có những đừng vân màu vàng, quả không phát triển, không mang lại giá trị kinh tế.

Hai loại bệnh nói trên hiện thời vẫn chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu là đề phòng, nếu phát hiện cây bệnh, phải đốn bỏ và dùng vôi bón vào hố cây để tiêu diệt mầm bệnh. Hai loại bệnh này do sâu bệnh lây lan, muốn phòng bệnh phải loại bỏ sâu bệnh, tiêu diệt hoàn toàn những mầm mống bệnh.

c. Bệnh đốm lá:

Chủ yếu là bệnh đốm lá úa. Khi cây chuối mang bệnh này, nếu không phòng trừ kịp thời sẽ xuất hiện hiện tượng lá cây mau héo, một ít lá cây hoặc toàn bộ lá cây sẽ héo úa và rụng. Nếu nghiêm trọng, sẽ ảnh hưởng đến sản lượng cây. Cách phòng bệnh chủ yếu: Trước tiên phải thu dọn những tán cây héo úa, nhất là vào mùa đông và mùa xuân; ngoài ra phải phân bố cây trồng hợp lý để cây có thể thoát hơi. Tiếp đó phải dùng thuốc phòng trừ đúng, dùng 25% thuốc titl 1500 phun xịt.

d. Cây sẽ nổi những đốm đen, ảnh hưởng đến lá cây và quả:

Những bộ phận bị bệnh sẽ có đốm đen, trong đốm đen có những nốt đen nhỏ. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến quả, khi nhiệt độ cao, độ ẩm cao và thoát hơi kém thì sẽ dẫn đến bệnh. Vùng cây bị bệnh sẽ nổi những đốm màu nâu, sau đó càng ngày lớn dần, nếu nghiêm trọng cây chuối sẽ bị thối rữa. Cách loại bỏ bệnh: Phun 75% chlorothalonil 800-1000, 50% carbendazim 800.

e. Cây bị hại bởi sâu nhỏ:

Buổi sáng sâu sẽ lẩn trong đất đến buổi tối sâu bò lên, cắn đứt những mầm non của cây. Biện pháp phòng trừ chủ yếu: Phải dọn sạch những lá cây héo, cỏ dại.

f. Sâu bệnh của cây chuối:

Sâu bọ sẽ ăn phần thân cây, tán cây, làm trở ngại việc hấp thụ nước và chất dinh dưỡng. Cách phòng bệnh:

Dọn bỏ những tán cây bị héo úa. Diệt sâu bệnh.

Đốn bỏ những gốc chuối lâu năm.

Dùng thuốc trừ sâu phun từ trên cây xuống phía dưới.

g. Sâu cuốn lá:

Loại sâu này sẽ làm cho lá cuốn lại thành búp, ăn lá cây, làm giảm thiểu diện tích bề mặt lá, ảnh hưởng quá trình quang hợp. Phương pháp phòng trừ:

Dọn dẹp vệ sinh, dọn bỏ những lá cuốn.

Dùng tay ngắt bỏ lá cuốn hoặc dùng cây tre nhỏ mở lá cuốn ra & diệt sâu.

Dùng thuốc xịt vào buổi chiều tối hoặc vào lúc trời râm mát.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Cách Bón Phân Cây Chuối Cách Bón Phân Cây Chuối Phương Pháp Cơ Bản Gieo Trồng Cây Chuối Phương Pháp Cơ Bản Gieo…