Cá rô phi Cá Rô Phi Ăn Gì?
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Cá Rô Phi Ăn Gì?

Ngày đăng 30/07/2014

Cá Rô Phi Ăn Gì?

Cá rô phi vằn có thể sinh trưởng và phát triển ở cả môi trường nước ngọt, lợ, mặn. Tuy cá rô phi vằn có thể sinh sống một thời gian ngắn ở ở nước biển có độ mặn tới 32%, nhưng loài này vẫn là loài hẹp muối hơn những loài cá rô phi khác.

Cá rô phi vằn có thể sống trong hàm lượng ôxy thấp tới 1 mg/l và ngưỡng ôxy chết cá là 0,3-0,1 mg/l. Tuy nhiên, nếu hàm lượng ôxy hòa tan trong nước thấp kéo dài sẽ làm cá chậm lớn rõ rệt.

Giới hạn chịu độ ph là 5-11 nhưng tốt nhất là môi trường trung tính hoặc kiềm yếu. Cá có khả năng chịu amôniac tới 2,4 mg/l. Nhiệt độ thích hợp cho cá phát triển là 25-35oC và nhiệt độ gây chết là 11-12oC.

Bộ máy tiêu hóa của cá rô phi gồm thực quản ngắn, dạ dày nhỏ, ruột dài và uốn khúc nhiều, dài gấp 14 lần chiều dài thân cá. Miệng khá rộng, hướng lên trên. Răng hàm ngắn và nhiều, xếp lộn xộn.

Với cấu tạo này đã làm cho tính ăn của cá rô phi vằn có những điểm đáng chú ý: đây là loài cá ăn tạp; chúng ăn tảo sợi, các loại động thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, ấu trùng của các loại côn trùng, động vật sống ở nước, cỏ, bèo và cả phân hữu cơ. Cá có khả năng ăn thức ăn tinh bổ sung như cám gạo, bột ngô, bánh khô dầu và các phụ phế phẩm khác.

Ở giai đoạn cá hương, rô phi vằn ăn sinh vật phù du mà động vật là chủ yếu và một ít là thực vật. Từ giai đoạn cá giống đến cá trưởng thành, rô phi vằn chủ yếu ăn mùn bã hữu cơ và thực vật phù du; chúng có khả năng tiêu hóa và hấp thụ 70-80% tảo lục, tảo lam mà một số loài cá khác khó có khả năng tiêu hóa.

Nuôi trong các ao bón nhiều phân, thực vật phù du phát triển mạnh (các nhà nuôi cá trên thế giối gọi đây là “kiểu nuôi cá rô phi trong nước xanh”) có thể thấy phân cá có những màu xắc khác nhau. Ở điều kiện bình thường, cá rô phi vằn tiêu hóa các tế bào thực vật phù du ở trong ruột nhờ dịch axit của dạ dày tiết ra: pH thấp tới 1,25; thậm chí có khi pH là 1,0.

Hiện tượng tiết ra chất axit của dạ dày này thường chỉ diễn ra vào ban ngày. Đến cuối ngày cá ngừng tiết axit hoặc vì một lý do nào đó quá trình tiết axit này bị ngừng, pH lại trở về 5-7, thực vật phù du sẽ không được cá tiêu hóa; phân cá thải ra sẽ có màu nâu hoặc xanh.

Quá trình di chuyển của thức ăn trong ruột cá rô phi từ miệng đến hậu môn mất 7 giờ.

Nếu so sáng nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi vằn với cá chép lai thì thấy 2 loài cá này có nhu cầu khá giống nhau về thành phần tinh bột (dưới 40%), caxi (1,5-2%), P (1-1,5%), K, Na… chỉ khác là lượng yêu cầu về đạm của cá rô phi (28%) thấp hơn yêu cầu về đạm của cá chép (30%). Vì vậy đối với thức ăn nhân tạo dùng cho nuôi cá rô phi vằn không nên đưa quá nhiều đạm vào thành phần vì sẽ lãng phí và tăng chi phí sản xuất.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản Xuất Cá Giống Rô Phi Và Nuôi Cá Thịt Ở Ruộng Lúa? Sản Xuất Cá Giống Rô… Cá Rô Phi Con Ăn Lẫn Nhau? Cá Rô Phi Con Ăn…