Tôm sú Bệnh đóng rong ở tôm sú nuôi thâm canh và biện pháp phòng trị
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Bệnh đóng rong ở tôm sú nuôi thâm canh và biện pháp phòng trị

Ngày đăng 12/11/2015

Bệnh đóng rong ở tôm sú nuôi thâm canh và biện pháp phòng trị

Hình thức nuôi tôm đa dạng như thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến phù hợp cho quy mô hộ gia đình.

Tuy nhiên, hiện nay tình hình bệnh xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Bên cạnh những bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm sú nuôi thâm canh do tác nhân vi rút hay bệnh liên quan đến gan tụy thì bệnh do các sinh vật bám (bệnh “đóng rong”) cũng gây thiệt hại đáng kể cho nghề nuôi.

Các sinh vật bám gây bệnh “đóng rong” bao gồm động vật nguyên sinh, vi khuẩn dạng sợi, tảo bám, vi nấm…

Hình 1: Tôm sú bị bệnh “đóng rong”; (A): Tôm sú bị đóng rong khắp cơ thể; (B và C): Mang tôm chuyển màu hồng; (D) mang tôm chuyển màu đen; (E): Vỏ tôm bị hà bám; (F): Vỏ tôm có lớp nhớt.

(Nguồn Chanratchakool et al., 1995)

Dấu hiệu bệnh “đóng rong” trên tôm sú

Tôm sú khi bị bệnh đóng rong có biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào những loại sinh vật bám và cả những chất bẩn bám trên bề mặt cơ thể (Hình 1A, E và F).

Hiện tượng đóng rong ở mang tôm thường làm cho mang đổi màu thậm chí bị đen (Hình 1B, C và D).

Hiện tượng đóng rong ở vỏ tôm thường làm vỏ tôm trơn giống như phủ lớp nhớt, vỏ tôm trông có tảo bám trên bề mặt, vỏ tôm không sạch.

Bệnh đóng rong rất dễ nhận biết, toàn thân bị dơ, tập trung ở phần đầu ngực hay toàn thân, mang và các phụ bộ.

Tôm bị bệnh đóng rong, trên vỏ thường có màu xanh của tảo, màu đen khói đèn hay màu xám đục giống như bùn.

Tôm bị bệnh này rất yếu, bỏ ăn, ít di chuyển và cặp mé bờ, đồng thời mang thường bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc.

Tôm bị bệnh đóng rong thì hoạt động khó khăn.

Bệnh nặng phá hủy vỏ tôm và xâm nhập vào cơ thịt tôm.

Ngoài ra bệnh còn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập.

Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh

Bệnh đóng rong xảy ra do sự phát triển của các sinh vật bám và sự tích tụ các vật chất vô cơ trên bề mặt cơ thể tôm.

Hiện tượng này thường xuất hiện ở những tôm có sức khỏe kém.

Tôm yếu không thể tự làm sạch cơ thể hay cũng không lột xác bình thường như những tôm khác vì thế trên vỏ tôm thường bị các chất dơ bẩn bám vào.

Bên cạnh đó điều kiện ao nuôi xấu thường làm tôm bị suy yếu, các chất dinh dưỡng ngày càng tăng trong quá trình nuôi thúc đẩy sự phát triển của các sinh vật gây bẩn bề mặt.

Các loài sinh vật có thể gây bệnh đóng rong ở tôm bao gồm động vật nguyên sinh Zoothamnium spp., Vorticella spp., Suctoria spp.; các động vật chân tơ (barnacles); tảo Spirulina subsalsa, Schizthrix calcicola, Enteromorpha sp., Amphora sp., Nitszchia sp.; nấm Fusarium sp.; vi khuẩn dạng sợi Leucothrix spp.

và các loại khác (Hình 2).

Bệnh dễ xảy ra ở những ao nuôi có mức nước thấp, rong và tảo phát triển nhiều, những ao có đáy dơ hoặc nguồn nước xấu, nhiều chất hữu cơ.

Hình 2: Đặc điểm hình thái của tác nhân gây bệnh “đóng rong” trên tôm sú.

(A): Acineta sp.; (B và C): Zoothamnium sp.; (D): Epistylis sp.; (E): vi khuẩn dạng sợi Leucothrix mucor trên mang tôm.

(Nguồn: Chakraborti et al., 2011; Liao el al., 1992)

Phương pháp phòng bệnh

Bệnh đóng rong gây ra bởi các sinh vật bám khác nhau nên phải chú ý dấu hiệu ban đầu để xử lý hiệu quả nhất.

Nên cải tạo chất lượng nước, cho ăn thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng để kích thích tôm hoạt động và lột xác thường xuyên.

Chỉ xử lý tôm bằng hóa chất khi nào bệnh kéo dài dù đã cải thiện chất lượng nước.

Cung cấp đầy đủ oxy giúp tôm dễ dàng lột xác hơn.

Sử dụng men vi sinh định kỳ.

Quản lý chất lượng nước ao tốt, ổn định tảo trong ao và luôn đảm bảo nhu cầu oxy cho tôm.

Phương pháp trị bệnh

Có thể dùng formalin (37-40% formaldehyde) với liều lượng thường dùng là 25-30 mL/m3 nước ao nuôi, nên dùng ban ngày và sục khí liên tục trong quá trình xử lý.

Formalin có tác dụng trực tiếp diệt sinh vật bám và kích thích sự lột xác của tôm.

Có thể dùng BKC 80 với liều 0,8 mL/m3, đối với các loại BKC có hàm lượng hoạt chất thấp hơn thì sử dụng theo chỉ dẫn nhà sản xuất.

Sử dụng chế phẩm vi sinh để phân hủy các chất hữu cơ để làm sạch đáy ao thường xuyên.

Sử dụng một số hóa chất diệt tảo, diệt nguyên sinh động vật khi chúng phát triển mạnh trong ao nuôi.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Quy trình nuôi tôm sú cho mùa vụ nuôi năm Quy trình nuôi tôm sú… Cấu trúc và cơ chế đáp ứng miễn dịch của tôm sú Cấu trúc và cơ chế…