Nấm đông cô 1.001 cách làm ăn: Trồng nấm hương (nấm đông cô)
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

1.001 cách làm ăn: Trồng nấm hương (nấm đông cô)

Tác giả Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, ngày đăng 26/09/2016

1.001 cách làm ăn: Trồng nấm hương (nấm đông cô)

Ở ta, nấm hương cũng được hướng dẫn trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và ở Đà Lạt. Nấm hương còn có tên là nấm hương cô hay nấm đông cô. Nó là nấm ưa khí hậu mát lạnh của vùng ôn đới. Với công nghệ hiện nay, nấm hương có thể được trồng trên mùn cưa hoặc trên thân các cây gỗ.

Bà con có thắc mắc hay mong muốn được chia sẻ, tư vấn về các vấn đề liên quan đến hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, học tập kinh nghiệm từ các mô hình, điển hình làm giàu từ nghề nông... có thể gửi câu hỏi về email: ketnoinhanong@gmail.com để được chuyên gia tư vấn, giải đáp.
Quy trình trồng nấm hương tương tự như trồng mộc nhĩ nhưng thời gian ủ sợi kéo dài hơn. Với các hợp tác xã hoặc các gia đình sản xuất lớn theo kiểu công nghiệp thì ta mới nên dùng mùn cưa để trồng nấm.

Còn đa phần bà con ta chỉ nên trồng nấm hương trên thân cây gỗ. Ta chọn các loại gỗ không có tinh dầu, không có độc tố và không bị sâu bệnh để trồng nấm. Lưu ý, đó phải là gỗ tươi. Ta chọn những đoạn gỗ thẳng, có đường kính từ 10-20cm và cắt thành từng đoạn dài 1-1,2m. Ta đưa gỗ vào chỗ mát, sạch sẽ và để trong 7-10 ngày để cho nhựa chảy bớt ra. Ta dùng nước vôi đặc quét lên 2 đầu và các vết xây xát để đề phòng nấm dại xâm nhập khúc gỗ. Sau 1 tuần, ta đưa các khúc gỗ ra để cấy giống.

Ta dùng búa chuyên dụng để đục lỗ. Mỗi lỗ phải sâu từ 2-2,5cm. Các lỗ trên thân cây cách nhau 15-20cm theo hàng và các hàng cách nhau 7-10cm. Ta bố trí cho các lỗ so le với nhau. Ta nhét giống vào các lỗ mới đục. Nhét tới gần đầy thì ta lấy phôi gỗ (do đục lỗ mà bật ra) để lên trên và tán chặt xuống như tán đinh. Sau đó dùng xi măng loãng quét lên trên để bịt kín miệng lỗ.

Ta đưa các khúc gỗ đã cấy giống vào trong nhà hoặc nơi mát mẻ. Ta xếp nó thành đống, cao tới 1,5m. Sau đó, ta dùng bao tải gai dấp ướt nước để phủ lên trên. Hàng ngày, phun thêm nước cho bao tải luôn luôn ẩm nhưng không phun trực tiếp vào đống gỗ. Độ 2 tháng ta lại đảo đống gỗ 1 lần.

Tới khi nào trên bề mặt khúc gỗ có những nốt phồng lên và nứt ra là báo hiệu nấm hương bắt đầu mọc ra. Nấm sẽ mọc ra tới lấn hết mặt khúc gỗ. Ta thu dần dần trong 2-3 năm. Năng suất có thể đạt 25-30kg nấm khô/1m3 gỗ.

Những nơi có khí hậu lạnh nên nghĩ tới việc trồng nấm hương.

Theo Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng phụ trách Email: 1001cachlaman@gmail.com (Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng phụ trách Email: 1001cachlaman@gmail.com)


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Lợi ích tuyệt vời từ Nấm đông cô Lợi ích tuyệt vời từ… Kỹ Thuật Trồng Nấm Đông Cô Kỹ Thuật Trồng Nấm Đông…